Su-57 chấp nhận hy sinh khả năng tàng hình khi đánh đất

Để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ tác chiến không đối đất, máy bay tiêm kích đa năng thường tích hợp thêm pod chỉ thị mục tiêu dạng treo ngoài.

Tiêm kích tàng hình Skhoi Su-57 của Không quân Nga được biết đến với vai trò của một chiếc chiến đấu cơ đa năng, ngoài khả năng không chiến tầm xa cực kỳ ưu việt thì nó còn đảm nhiệm được cả vai trò tác chiến không đối đất.

Trong cuộc thử nghiệm tại Syria, Su-57 đã phóng thử một tên lửa hành trình Kh-59MK2 được dẫn đường thông qua hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và quang điện tử giai đoạn cuối, chứng minh Su-57 đủ sức oanh kích các mục tiêu tầm xa.

Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu tác chiến cự ly xa, để thực sự là một chiếc tiêm kích đa năng thì Su-57 còn phải nhận nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tầm gần, hủy diệt các mục tiêu mặt đất cơ động nhanh ở trong tầm nhìn.

Su-57 chấp nhận hy sinh khả năng tàng hình khi đánh đất

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga thử nghiệm pod chỉ thị mục tiêu 101KS-N

Khi thực hiện nhiệm vụ này, máy bay sẽ mang theo các loại bom hay tên lửa được dẫn đường bằng laser, hồng ngoại, hoặc quang truyền hình nhằm đảm bảo độ chính xác và tránh nhầm lẫn vào các đối tượng không liên quan.

Trong cấu hình cường kích tấn công mặt đất, tiêm kích đa năng sẽ yêu cầu được tích hợp thêm pod chỉ thị mục tiêu dạng treo ngoài để giúp nó đảm nhiệm tốt hơn chức năng trên, sản phẩm nổi tiếng nhất hiện nay đó chính là pod Lightning do Tập đoàn Rafale của Israel sản xuất.

Đối với Su-57, tuy rằng có thiết bị quang điện tích hợp sẵn trong thân nhưng chất lượng của nó theo đánh giá là chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và còn bị giới hạn bởi tầm quan sát, cho nên việc Nga phải tập trung nghiên cứu chế tạo một khí tài tương tự Lighting là điều rất cần thiết.

Su-57 chấp nhận hy sinh khả năng tàng hình khi đánh đất

Cận cảnh pod chỉ thị mục tiêu 101KS-N treo dưới bụng tiêm kích tàng hình Su-57

Truyền thông Nga mới đây đã đăng tải một số bức ảnh ghi lại việc tiêm kích Su-57 thực hiện chuyến bay thử nghiệm với pod chỉ thị mục tiêu 101KS-N do Nhà máy quang học Ural sản xuất, thiết bị này sử dụng hệ thống quan sát quang học đa kênh để xác định đối tượng tấn công dưới mặt đất.

Nhờ có pod 101KS-N, độ chính xác trong sử dụng vũ khí có điều khiển bằng quang điện tử của Su-57 theo đánh giá đã cải thiện gấp 2 lần so với trước khi được trang bị khí tài đặc biệt này, và tương đương với những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới hiện nay.

Mặc dù vậy, khi mang theo thiết bị trên thì chắc chắn Su-57 sẽ phải chấp nhận rằng khả năng tán xạ sóng radar của nó sẽ bị suy giảm đi rất nhiều, nhưng có lẽ điều đó cũng không quan trọng lắm vì lúc này máy bay còn đeo thêm rất nhiều bom đạn ở các giá treo ngoài chứ không sử dụng khoang vũ khí bên trong.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.