Sức mạnh tàu săn ngầm Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam

Mặc dù Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI chỉ vừa công bố việc Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam một tàu chiến lớp Pohang nhưng từ năm ngoái trang Sputnik tiếng Việt đã đăng tải hình ảnh con tàu khi được chuyển giao.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Những hình ảnh được Sputnik tiếng Việt dẫn nguồn từ Diễn đàn quân sự Philippines cho thấy chiến hạm lớp Pohang Flight III mang tên Gimcheon số hiệu PCC-761 đã cập cảng Lữ đoàn 171 tại Vũng Tàu và mang số hiệu mới 18. Nguồn ảnh: Sputnik.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

So sánh bên ngoài có thể dễ dàng nhận thấy cấu hình vũ khí của nó đã thay đổi khá nhiều so với nguyên bản khi còn phục vụ trong Hải quân Hàn Quốc. Nguồn ảnh: blog.daum.net

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Vũ khí trang bị cho Flight III của lớp tàu hộ vệ Pohang bao gồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76 mm/62) bố trí trước - sau. Nguồn ảnh: MaxDefense

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Nobong 40 mm/70 nòng đôi, ngoài tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ thì nó còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay bay thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (khá hạn chế). Nguồn ảnh: blog.daum.net

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

So sánh với Flight II thì đáng ngạc nhiên là thế hệ Flight III lại không có tên lửa chống hạm (phải đến Flight IV mới được bổ sung 4 tên lửa RGM-84 Harpoon). Có lẽ phía Hàn Quốc chỉ muốn phân lớp này tập trung vào nhiệm vụ săn ngầm, họ lắp đặt cho con tàu 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm. Nguồn ảnh: Wikipedia.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32. Nguồn ảnh: YouTube.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Căn cứ tấm ảnh trên, dễ nhận thấy thay đổi đầu tiên là 1 khẩu pháo Oto Melara Compact bố trí phía sau đã bị tháo bỏ, đuôi tàu chỉ còn lại 1 khẩu Nobong 40 mm. Nguồn ảnh: Manila Livewire

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Tiếp theo, phần giữa tàu thì các ống phóng Mk 32 của ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 46 cỡ 324 mm cũng đã bị tháo bỏ, do vậy khả năng cao là hệ thống định vị thủy âm gắn liền loại Signaal PHS-32 cũng không còn. Nguồn ảnh: Manila Livewire

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Cuối cùng, ở mũi tàu vẫn còn 2 khẩu pháo nhưng khẩu Nobong thứ nhất đã bị gỡ bỏ để thay thế bằng Sea Vulcan cỡ 20 mm, đóng vai trò hỗ trợ cho khẩu Oto Melara đầu tiên, đây là vũ khí mà Hải quân Hàn Quốc thường trang bị cho các tàu tuần tra cỡ nhỏ lớn Chamsuri. Nguồn ảnh: tokkoro.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Với cấu hình vũ khí như trên, có thể xảy ra các kịch bản sau đây khi con tàu trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam. Khả năng đầu tiên và cũng được đánh giá khả thi nhất đó là tàu 18 sẽ chỉ được sử dụng như một tàu pháo tuần tra đơn thuần, hiện tại trong Lữ đoàn 171 cũng có một số tàu Petya hoán cải như trên cho nên sự bổ sung chiếc Pohang này sẽ thay thế cho những chiến hạm đã quá hạn phục vụ. Nguồn ảnh: Wikimedia.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Viễn cảnh thứ hai đó là dựa trên kinh nghiệm hiện đại hóa một vài chiếc Petya còn chức năng chống ngầm bằng cách lắp đặt thiết bị định bị thủy âm BELL HMS-X2 của Ấn Độ thì tàu 18 cũng sẽ được tích hợp khí tài trên và trang bị thêm các ống phóng ngư lôi 400 mm SET-40UE (tương tự như tàu Petya). Nguồn ảnh: Manila Livewire.

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Cuối cùng, khả năng được mong chờ nhất là nâng cấp chiếc 18 thành tàu hộ vệ tên lửa thông qua việc trang bị cho nó các ống phóng KT-184 của đạn chống hạm Kh-35 Uran-E vào vị trí khẩu Oto Melara thứ hai ở đuôi tàu đang bị bỏ trống, kết hợp với việc lắp radar dẫn bắn Garpun Bal trên nóc cabin chỉ huy. Nguồn ảnh: Manila Livewire .

suc manh tau san ngam han quoc chuyen giao cho viet nam

Hy vọng sẽ sớm có hình ảnh tàu 18 đang trong tình trạng hoạt động trên biển sau khi hoàn tất các công đoạn sửa chữa để có thể đưa ra cái nhìn toàn diện và chính xác hơn. Nguồn ảnh: Manila Livewire.

Theo Kiến thức

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.