Tận cùng nỗi nhớ

(Baohatinh.vn) - Ngày bé thơ, mẹ thường dắt tôi ra biển. Trên bãi cát mịn màng, tôi líu ríu chạy theo mẹ, bi bô: “Mẹ ơi, sao con sóng nào cũng bạc như tóc bà nội hở mẹ?”. Mẹ âu yếm xoa đầu tôi, nói mà như thì thầm: “Bởi sóng nhớ đấy con ạ…!”. Tôi vẫn láu táu: “Sóng nhớ ai hở mẹ?”. Nghe tôi hỏi, miệng mẹ mỉm cười mà đôi mắt thì vời vợi dõi ra ngoài nghìn trùng con sóng…

Tận cùng nỗi nhớ

Đảo Trường Sa Lớn. Ảnh Internet

Ngày ấy bố tôi đi về phía biển. Mẹ nói rằng bố đi cùng những con sóng vui, đi cùng những con sóng nhớ, về với những hòn đảo xa làm người lính đảo. Một lần bố về thăm nhà, tôi cứ mải mê nhìn làn da sạm nắng gió, say sưa nghe tiếng nói mặn mòi biển sóng của bố. Ôm tôi vào lòng, bố kể cho tôi nghe về biển và những hòn đảo. Nơi những hòn đảo thăm thẳm trùng khơi ấy, với người lính, nỗi gian khổ và hy sinh, niềm vui và nỗi nhớ ngang nhau, sẻ chia cho nhau. Tôi ngây thơ hỏi:

- Bố ơi, con thấy biển toàn là nước, là sóng, làm sao đảo đứng trên đó được? Đảo nổi trên phao hở bố?

Bố cười hiền lành:

- Chẳng phải đảo nổi trên phao đâu con ạ. Đảo đứng được giữa trời nước là bởi đảo là núm ruột, là xương thịt của mẹ đất liền nối dài ra, nổi lên giữa biển. Đảo là những đứa con của mẹ đất liền. Đất mẹ sinh ra những đứa con - đảo, cũng như bố mẹ sinh ra các con vậy!

Bố ngừng lời, vuốt vuốt mái tóc tôi, âu yếm:

- Mẹ nuôi lớn các con bằng bầu sữa mẹ, đưa nôi cho các con ngủ bằng lời ru thiết tha tình mẹ. Cũng như mẹ, biển là bầu sữa, là cái nôi nuôi nấng những đứa con - đảo của đất mẹ. Khi sóng lặng, gió êm ấy là lúc biển vui. Những tay sóng của biển đưa nôi, vỗ về, vuốt ve, hát cho những đứa con - đảo những lời ru mênh mang không hết. Những ngày bão tố, chẳng phải biển giận đảo đâu, mà là lúc đất mẹ nhờ biển dâng sóng thử thách lòng dũng cảm, can trường của những đứa con - đảo của mình, cho chúng dạn dày, cứng cáp, lớn khôn…!

Tận cùng nỗi nhớ

Cũng như mẹ, biển là bầu sữa, là cái nôi nuôi nấng những đứa con. Ảnh Internet

Những năm tháng bố tôi trấn giữ ngoài đảo xa, máy bay Mỹ gầm rú trên đầu; tàu chiến Mỹ lởn vởn ngoài khơi. Vậy mà chiều chiều sau giờ trực chiến, mang khẩu súng trường trên vai, mẹ dắt tôi ra bờ biển ngóng về hướng chân trời. Tôi nhìn theo mắt mẹ. Xa lắm, ngoài thăm thẳm nghìn trùng con sóng ấy, tôi biết có những hòn đảo - những đứa con từ ruột rà, từ thịt xương đất mẹ.

Và kỳ lạ, qua tháng năm, tự nhiên trong tôi nỗi nhớ bố trở thành nỗi nhớ biển; trở thành nỗi nhớ đảo. Trong tiềm thức trẻ thơ tôi, nỗi nhớ biển, nỗi nhớ đảo hóa thân thành những con sóng bạc đầu. Nó không tròn trịa mà òa vỡ; nó không lặng thầm mà sục sôi; nó không bình yên mà dào dạt! Mẹ bảo rằng: “Ai có được nỗi nhớ ấy là đã đi được đến tận cùng của nỗi nhớ!”.

Tận cùng nỗi nhớ

Tôi từ giã bố mẹ, cầm súng đi theo con đường của bố suốt những tháng năm biển động, thực hiện khát khao trở thành người lính đảo. Tranh Internet

Rồi bố tôi trở về. Ngày bố về biển đã xanh màu xanh bình yên. Nhưng rồi đâu đó phía chân trời, những bóng ma hắc ám lại kéo đến rình rập. Tôi từ giã bố mẹ, cầm súng đi theo con đường của bố suốt những tháng năm biển động, thực hiện khát khao trở thành người lính đảo. Mẹ lại tiễn tôi như năm xưa tiễn bố lên đường. Tiếng mẹ nghèn nghẹn:

- Ra đi chân cứng, đá mềm nghe con!

Trong những đêm đứng gác giữa ngàn trùng sóng vỗ, tôi đã hiểu cái mênh mông, dạt dào của biển, của đảo. Tôi đã thấm thía ngàn lần điều thiêng liêng của từng giọt mồ hôi, của từng giọt máu ông cha ta đã đổ xuống và cả những giọt nước mắt mặn mòi hơn cả nước biển mặn của mẹ, để cho biển, cho đảo, cho đất mẹ bình yên. Tôi đã yêu vô cùng cái nỗi nhớ đến tận cùng ngày nào của mẹ. Và, chính bố, chính nỗi nhớ của mẹ đã gọi tôi về với đảo, để tôi được làm người lính đảo, được đi đến tận cùng nỗi nhớ của mình!

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...