Nằm ở vị trí trung tâm của các đầu mối giao thông quan trọng, Hà Tĩnh có điều kiện để tiếp cận với nhiều loại hàng hoá từ cả hai miền Bắc- Nam. Hơn thế nữa, cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo là một trong những cửa ngõ quan trọng, du nhập hàng hoá một cách dễ dàng vào thị trường trong nước, nhất là HĐGS. Vấn đề đặt ra cho chính quyền và các ngành liên quan là cần tăng cường quản lý và kiểm tra nguồn gốc của các loại hàng hoá này, nhằm lựa chọn sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng và bảo vệ được thương hiệu chính hãng của hàng hoá.
Trọng tâm của kế hoạch thanh tra là kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng, nhãn hàng hoá, mã số, mã vạch và SHCN đối với HĐGS theo định
Ngay từ khi nhận được công văn số 743/ BKHCN- TTr của Bộ Khoa hoc- Công nghệ về thanh tra chuyên đề HĐGS theo định lượng, Sở Khoa học- Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tĩnh thành lập Đoàn thanh tra liên ngành về HĐGS theo định lượng năm 2009. Đoàn bao gồm: Thanh tra Sở KH- CN, Chi cục Quản lý thị trường, Sở NN& PTNT, Sở Y tế, Công an tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, phòng Quản lý Công nghệ, phòng Công thương các huyện, thành phố, thị xã. |
lượng phải quản lý Nhà nước về đo lường; kiểm tra hồ sơ công bố phù hợp tiêu chuẩn theo quy định của Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và việc thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Riêng lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), tập trung đối tượng là nhãn hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm. Nhờ có sự chỉ đạo của Sở KH- CN cùng với sự phối hợp của lực lượng địa phương nên công tác thanh tra các loại sản phẩm, hàng hoá trong danh mục HĐGS tại các cơ sở SXKD đã tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả trên toàn tỉnh. Đồng thời, đoàn đã phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm.
Trong vòng một tháng, Đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra được 46 cơ sở kinh doanh các mặt hàng như; bánh kẹo, nước giải khát, nước tinh lọc, đường, sữa, mì chính,...; 16 cơ sở kinh doanh gas; 17 cơ sở kinh doanh thép và sơn; 3 cơ sở kinh doanh phân bón. Đoàn đã tập trung kiểm tra được 9/ 18 danh mục HĐGS theo Quyết định số 07 của Bộ KH- CN. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 27 vụ, trong đó phạt tiền 7 vụ với tổng số tiền phạt 10 triệu đồng. Số vi phạm còn lại là phạt cảnh cáo, yêu cầu khắc phục. Bên cạnh xử phạt hành chính, đoàn thanh tra còn phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương áp dụng hình thức phạt bổ sung và tìm biện pháp khắc phục. Đoàn đã tiến hành tiêu huỷ tại chỗ 236 lon nước ngọt, bia các loại, 42 hộp sữa, 620 gói bánh kẹo, mì tôm quá hạn sử dụng. Đồng thời, buộc các cơ sở sản xuất, nhà phân phối tự tiêu huỷ hoặc loại bỏ yếu tố xâm phạm 530 gói mì chính và thay đổi mục đích sử dụng phi thương mại hàng trăm két nước ngọt, lập biên bản lấy mẫu thép để giám định chất lượng nhiều cây thép xâm phạm quyền SHCN.
Một trong những nguyên nhân gây ra sự xâm nhập ồ ạt nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc trên thị trường là do nhận thức của nhà sản xuât, kinh doanh và số đông người tiêu dùng thiếu hiểu biết nhiều về lĩnh vực SHCN. Thực trạng đó dẫn đến họ có lựa chọn sai lầm khi bị sự chênh lệch về giá cả giữa giá sản phẩm chính hãng với sản phẩm làm giả nhãn hiệu đánh lừa, tạo cơ hội cho các loại hàng hoá vi phạm nhãn hiệu, mã số, mã vạch vẫn được lưu thông trên thị trường. Mặt khác, chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực này còn lỏng lẻo, chưa phù hợp với thực tiễn. Đáng kể như mặt hàng khí gas hoá lỏng đóng bình hiện vẫn lưu thông nhiều bình gas quá hạn kiểm định 5 năm/ lần nhưng chế tài xử phạt vi phạm chưa được quy định cụ thể đối với cơ sở san chiết cũng như trách nhiệm của cơ sở đại lý và bán lẻ. Đây chính là ẩn hoạ đe doạ sự an toàn cuộc sống của người dân.