Tăng giá trần vé máy bay từ 1/3/2024, dao động 50.000 - 250.000 đồng

Theo Bộ Giao thông vận tải, các nhóm đường bay có khoảng cách từ 500 km trở lên có mức giá trần tăng từ 50.000-250.000 đồng/vé/chiều so với mức giá hiện tại, tùy vào độ dài của từng đường bay.

Tăng giá trần vé máy bay từ 1/3/2024, dao động 50.000 - 250.000 đồng

Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay. Ảnh: TL

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành thông tư số 34 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 17 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1/3/2024.

Theo đó, thông tư sửa đổi khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản. Các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1.600.000 đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế – xã hội và 1.700.000 đồng/vé/chiều với các đường bay khác.

Các nhóm đường bay còn lại có mức tăng giá từ 50.000-250.000 đồng/vé/chiều so với giá hiện tại, tùy vào độ dài của từng đường bay.

Với đường bay từ 500 km đến dưới 850 km, mức giá trần là 2.250.000 đồng/vé/chiều, tăng 50.000 đồng so với mức hiện tại. Đường bay có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km thì giá vé tối đa là 2.890.000 đồng/vé/chiều, tăng 100.000 đồng so với quy định hiện tại.

Đường bay từ 1.000 km đến dưới 1.280 km có giá trần là 3.400.000 đồng/vé/chiều, tăng 200.000 đồng/vé/chiều. Đường bay có khoảng cách từ 1.280 km trở lên là 4.000.000 đồng/vé/chiều, cao hơn so với giá cũ là 3.750.000 đồng/vé/chiều.

Mức giá tối đa đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho mỗi vé máy bay, trừ thuế giá trị gia tăng và các khoản thu hộ cho cảng hàng không gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm.

Theo Kinh tế Sài Gòn

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.