Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ khắc phục hậu quả sự cố môi trường

(Baohatinh.vn) - Trong phần nội dung Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Hà Tĩnh sáng nay (24/9), thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã báo cáo tình hình, nguyên nhân, hậu quả sự cố môi trường; kết quả khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, xác định thiệt hại, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng.

>> Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII

Báo cáo đã đánh giá đầy đủ, chi tiết các nội dung và vấn đề liên quan đến sự cố môi trường nghiêm trọng này kể từ ngày 6/4/2016 – thời điểm bắt đầu xảy ra sự cố. Theo đó, báo cáo đã phân tích chi tiết, cụ thể diễn biến sự cố môi trường, nguyên nhân, hậu quả; kết quả khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho nhân dân; công tác kê khai, xác định thiệt hại phục vụ bồi thường; công tác chỉ đạo, giám sát việc khắc phục hậu quả của Formosa; tình hình an ninh trật tự và các kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý đầu tư và bảo vệ môi trường.

tap trung thuc hien 5 nhiem vu khac phuc hau qua su co moi truong

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại các huyện ven biển.

Trên cơ sở đánh giá chi tiết, cụ thể các vấn đề, nội dung có liên quan, đặc biệt là thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Trung ương, thời gian tới, Hà Tĩnh xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm về giải quyết, khắc phục hậu quả sự cố môi trường.

Trước hết, về xác định thiệt hại, tổ chức bồi thường: thẩm tra, đối soát, thẩm định số liệu kê khai, xác định thiệt hại của các đối tượng bị ảnh hưởng đảm bảo chính xác, trung thực, công bằng, khách quan, đúng đối tượng; rà soát, xử lý các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình kê khai, xác định thiệt hại; tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT bổ sung một số đối tượng thiệt hại phát sinh để đảm bảo công bằng và ổn định ở cơ sở.

Thứ hai, tiếp tục khôi phục sản xuất theo hướng: tiếp tục tăng cường quan trắc nước biển, giám sát thường xuyên chất lượng môi trường biển; kiểm tra, lấy mẫu hải sản, giám sát chất lượng hải sản khai thác; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các giải pháp nuôi trồng, khai thác hải sản và tiêu thụ, sử dụng hải sản đảm bảo an toàn theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Thông báo số 259 ngày 29/8/2016, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Văn bản số 122 ngày 26/8/2016 và của Bộ NN&PTNT tại Văn bản số 7268 ngày 29/8/2016; thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh; góp ý xây dựng đề án tổng thể xác định thiệt hại để bồi thường, hỗ trợ và các giải pháp khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

tap trung thuc hien 5 nhiem vu khac phuc hau qua su co moi truong

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn thăm hỏi, động viên ngư dân xã Thạch Kim (Lộc Hà) tiếp tục ra khơi bám biển (ảnh chụp ngày 31/5/2016).

Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát Formosa trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với Bộ TNMT, Tổng cục Môi trường, các bộ, ngành Trung ương giám sát về tiến độ xây dựng, các hoạt động của nhà máy; thường xuyên kiểm tra, giám sát về chất lượng môi trường, việc xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn của Formosa; yêu cầu Formosa thực hiện các cam kết đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam; khắc phục triệt để, hoàn thiện công nghệ, tuyệt đối không được tái vi phạm gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn.

Thứ năm, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 186 để lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra sự cố môi trường, việc chôn lấp chất thải, đổ thải không đúng quy định và có hình thức xử lý theo quy định.

Các chính sách hỗ trợ ngư dân vùng chịu ảnh hưởng sự cố môi trường:

Bên cạnh chính sách hỗ trợ khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 và số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách riêng của tỉnh như: hỗ trợ khẩn cấp 15kg gạo/người/tháng trong thời gian 1,5 tháng cho người dân bị ảnh hưởng; hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng có hải sản chết 666,2 triệu đồng; hỗ trợ hình thành 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn; hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng cho các tổ chức vay vốn từ 01/6/2016 đến 30/9/2016 để thu mua muối cho diêm dân; hỗ trợ 50% chi phí tiền điện cho các kho đông lạnh tạm trữ hải sản từ tháng 4 đến tháng 9/2016; hỗ trợ 100% phí mua thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá; chuyển đổi nghề, tạo việc làm….

Các kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ 3.748 tấn gạo cho 72.527 nhân khẩu; số gạo 2.719 tấn còn lại, các huyện đang tiếp nhận để cấp phát cho người dân.

- Hỗ trợ tiền cho các chủ tàu, thuyền không lắp máy và lắp máy dưới 90CV với 5.012 chiếc, số tiền 23.066,5 triệu đồng.

- Cấp mới 2.847 thẻ BHYT.

- Hỗ trợ 125 triệu đồng thành lập 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn.

- Cấp kinh phí hỗ trợ đợt 1 cho 35 cơ sở đông lạnh với số tiền 561,28 triệu đồng.

- Hỗ trợ đóng mới tàu cá trên 90 CV từ sau sự cố môi trường 25 chiếc, cải hoán 6 tàu khác.

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo, công dân Việt Nam không đến Ukraine, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.