Tàu vũ trụ Orion của NASA bay vào quỹ đạo Mặt Trăng

Tàu vũ trụ Orion bay vào quỹ đạo Mặt Trăng, thực hiện sứ mệnh Artemis 1, nhằm thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện trong việc đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng.

Tàu vũ trụ Orion của NASA bay vào quỹ đạo Mặt Trăng

(Nguồn: NASA )

Tối 21/11 (giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Orion của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bay vào quỹ đạo Mặt Trăng, thực hiện sứ mệnh Artemis 1 thám hiểm hành tinh này.

Lần gần đây nhất NASA phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng là trong chương trình Apollo cách đây 50 năm. Sự kiện tàu Orion đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chuyến bay thử nghiệm trị giá 4,1 tỷ USD khởi hành từ 16/11.

Đường bay của Orion đã đưa tàu qua các địa điểm hạ cánh của các tàu Apollo 11, 12 và 14 đưa con người lên Mặt Trăng trước đây.

Tàu Orion được trang bị 16 camera bên trong và bên ngoài để ghi lại hành trình khác nhau từ các góc nhìn khác nhau. Do mất liên lạc trong nửa giờ, các chuyên gia điều khiển ở Houston không biết liệu động cơ quan trọng có hoạt động tốt hay không cho đến khi tàu Orion xuất hiện từ phía sau Mặt Trăng, tại địa điểm cách Trái Đất hơn 375.000 km.

Dự kiến cuối tuần này, Orion sẽ phá vỡ kỷ lục về khoảng cách 400.000 km giữa một tàu vũ trụ được thiết kế cho các phi hành gia và Trái Đất mà tàu Apollo 13 thiết lập vào năm 1970. Sau đó, tàu Orion sẽ tiếp tục di chuyển, đạt khoảng cách tối đa với Trái Đất - ước tính khoảng 433.000 km, vào ngày 28/11 tới.

Tàu sẽ khám phá Mặt Trăng trong khoảng 1 tuần trước khi trở về Trái Đất. Theo kế hoạch, Orion sẽ đáp xuống Thái Bình Dương vào ngày 11/12 tới.

Trong sứ mệnh Artemis 1 này, NASA đã sử dụng hệ thống phóng không gian (SLS) - hệ thống tên lửa mạnh nhất từng được cơ quan này chế tạo với 30 tầng, để phóng tàu Orion vào vũ trụ. Mục tiêu của sứ mệnh là thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện này trong việc đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng.

Sau nhiệm vụ Artemis 1, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis 2 và Artemis 3.

NASA muốn xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt Trăng có tên là Gateway và duy trì sự hiện diện lâu dài tại hành tinh này trước khi thực hiện sứ mệnh đưa con người lên Sao Hỏa vào năm 2030.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.