Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ bỏ giải đấu bò quốc gia được tổ chức thường niên - động thái đánh dấu sự thay đổi đáng chú ý tại nước này.
Quyết định của chính quyền Tây Ban Nha về bãi bỏ giải đấu bò quốc gia được các nhóm bảo vệ động vật hoan nghênh nhưng vấp phải sự phản đối từ những người ủng hộ môn thể thao gây tranh cãi này.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tư nhân La Sexta, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ernest Urtasun cho biết ngày càng nhiều người Tây Ban Nha lo ngại về lợi ích của động vật. Do đó, chính phủ nước này tin rằng không nên duy trì một giải thưởng tôn vinh hình thức ngược đãi động vật. Ông cũng nêu ra một nghịch lý là những hình thức tra tấn động vật này lại được trao thưởng bằng huy chương đi kèm với giải thưởng tiền mặt sử dụng công quỹ.
Các nhóm bảo vệ quyền động vật đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Tây Ban Nha.
Về phần mình, đảng Bảo vệ quyền động vật PACMA kêu gọi "loại bỏ hoàn toàn" mọi hình thức ủng hộ của công chúng đối với hoạt động đấu bò và cho rằng không có lý do gì để duy trì truyền thống này.
Ngược lại, đảng Nhân dân (PP) bảo thủ đối lập chính cam kết khôi phục lại giải đấu trên nếu trở lại nắm quyền. Người phát ngôn PP Boja Semper cho rằng hoạt động này phản ánh truyền thống và văn hóa của "xứ sở bò tót".
Trong khi đó, một số chính quyền địa phương cho biết sẽ tổ chức những giải đấu bò riêng để thay thế giải đấu bò quốc gia.
Giải đấu bò thường niên ra đời tại Tây Ban Nha từ năm 2011. Năm 2013, giải đấu này lần đầu tiên trao thưởng cho những người thắng cuộc, với tiền thưởng trị giá 30.000 Euro (32.000 USD). Những chú bò bị đẩy vào cuộc rượt đuổi với những matador (người đấu bò) trước khi bị họ kết liễu ngay tại trường đấu trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả.
Đấu bò vẫn là môn thể thao hấp dẫn đối với một bộ phận người dân tại Tây Ban Nha. Những matador hàng đầu rất được trọng vọng. Tuy nhiên, tập tục truyền thống này đang ngày càng giảm sức hút, đặc biệt trong giới trẻ, và vấp phải sự phản đối của các tổ chức bảo vệ động vật. Theo Bộ Văn hóa Tây Ban Nha, trong mùa đấu bò năm 2021 - 2022 - giai đoạn gần đây nhất có số liệu, chỉ 1,9% dân số Tây Ban Nha xem các giải đấu bò.
Lễ giỗ danh nhân Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, thành kính là dịp tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của ông đối với quê hương, đất nước.
Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Tết Chăm Cha Bới là Tết mừng cơm mới, diễn ra vào ngày 12/11 âm lịch hằng năm - sau khi mùa màng đã thu hoạch xong - là dịp bà con dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh sắm lễ vật cảm tạ đất trời.
Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Tiếng vọng đại ngàn do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những ngày qua, các người đẹp đến từ Mexico,Venezuela, Brazil, Philippines... lần lượt chia sẻ hình ảnh có mặt tại Việt Nam, chuẩn bị cho hành trình chinh phục vương miện Miss Charm 2024.
Tọa đàm là một trong những hoạt động ý nghĩa trước thềm lễ Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được tổ chức tại Hà Tĩnh vào cuối tháng 12 này.
Tại ngày hội, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã trao 33 phần quà cho 33 em học sinh dân tộc Chứt, đồng thời hướng dẫn cho bà con cách phân loại, xử lí rác thải tại hộ gia đình.
Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
'Chưa bao giờ có một công trình như thế này. Việc nhà thờ Đức Bà bị cháy là một vết thương quốc gia và các bạn chính là phương thuốc chữa lành thông qua sự quyết tâm, làm việc chăm chỉ và tận tụy'.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hội diễn nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thi đua lao động, sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Tổ khúc dân ca ví, giặm: Về miền nước biếc non xanh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Đam mê thời trang, ông Irvin Randle bắt đầu nổi tiếng từ năm 2016. Hiện, ông là influencer sở hữu tài khoản Instagram và TikTok hơn một triệu người theo dõi.
Hà Tĩnh và các thành viên Cụm thi đua số 6 Bộ VH-TT&DL sẽ nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Vào mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán, người Trung Quốc trên khắp thế giới đều tổ chức đón Tết với chủ đề từ biệt năm cũ và đón mừng năm mới, cầu may mắn bình an, đoàn tụ hòa thuận…
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang vào giai đoạn thi công "nước rút", quyết tâm hoàn thành trước ngày 20/12/2024.
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!
Lễ giỗ 559 năm ngày mất Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí ở xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được tổ chức thành kính để tưởng nhớ về một bậc anh hùng kiệt xuất của dân tộc.
Những tác phẩm của nhà báo Lê Anh Thi (TP Hà Tĩnh) trưng bày tại triển lãm ảnh nghệ thuật là những khoảnh khắc đẹp, khắc họa rõ nét, làm đẹp thêm chân dung người lính Cụ Hồ.
Các đơn vị nghệ thuật từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã mang đến Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh nhiều tiết mục đặc sắc.
Các nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản vô giá, giúp gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.