Thảm kịch Covid-19 kinh hoàng ở Ấn Độ và viễn cảnh u ám cho thế giới

Đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ là lời cảnh báo cho viễn cảnh u ám mà thế giới sẽ phải đối mặt nếu không nhanh chóng can thiệp và dập dịch ở quốc gia này.

Thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ dường như đang trở thành kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo sợ trong đại dịch này. Không có đủ giường bệnh, không tiến hành đủ xét nghiệm, thiếu thuốc men và oxy, quốc gia 1,4 tỷ dân này đang oằn mình trước số ca mắc không ngừng gia tăng.

Hai quan điểm đối lập trong cách phản ứng toàn cầu trước đại dịch Covid 19, đó là những nước phát triển ở phương Tây ưu tiên tiêm vaccine cho người dân của họ trước còn Tổ chức Y tế Thế giới lại có quan điểm chia sẻ bình đẳng vaccine toàn cầu.

Thảm kịch Covid-19 kinh hoàng ở Ấn Độ và viễn cảnh u ám cho thế giới

Đại dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Với nguồn cung vaccine không thể đáp ứng cho tới cuối năm nay, điều cần thiết hiện nay là cần phải nhìn nhận rằng, bất chấp những ý định tốt đẹp của Tổ chức Y tế Thế giới và sáng kiến COVAX nhằm chia sẻ vaccine công bằng trên toàn cầu, đại dịch cần một quãng thời gian tập trung vào việc “chữa cháy” ở những ổ dịch mà những quyết định khó khăn cần phải được đưa ra.

Điều đó sẽ yêu cầu các quốc gia cần có nhận thức vượt lên trên tầm nhìn của cuộc khủng hoảng y tế chỉ trong nước mình, để hiểu rằng đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo rằng việc để cho virus lây lan không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.

Trên thực tế, đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ bùng phát một phần do sự chủ quan của nhà chức trách Ấn Độ khi nhận định hồi tháng 3 rằng dịch bệnh đã đến “hồi kết” giữa bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai vẫn đang diễn ra. Sai lầm này không khác nhiều so với sai lầm của các nhà lãnh đạo khác trên thế giới coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Điều khác biệt ở đây là dịch Covid-19 tại Ấn Độ có nguy cơ gây tổn hại lớn cho khu vực và toàn cầu ở quy mô chưa từng có từ trước đến nay.

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ, được cho là sẽ cung cấp những liều vaccine Covid-19 theo cơ chế COVAX cho những nước nghèo, chủ yếu ở châu Phi. Nhưng những liều vaccine này hiện đã phải chuyển hướng để phục vụ nhu cầu của Ấn Độ khi chính nước này cũng đang chật vật tìm nguyên liệu để sản xuất vaccine từ Mỹ.

Do cuộc khủng hoảng Covid-19, tháng này, Ấn Độ chỉ vận chuyển được 1,2 triệu liều vaccine ra nước ngoài so với con số 64 triệu liều vào 3 tháng trước.

Ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc sẵn sàng cung cấp sự ủng hộ và hỗ trợ cần thiết” cho Ấn Độ mặc dù không nêu thông tin chi tiết. Chính phủ Anh đã vận chuyển 495 bộ tập trung oxy, có thể tách oxy từ không khí khi hệ thống oxy của bệnh viện cạn kiệt, 120 máy thở không xâm nhập và 20 máy thở cơ động sang New Delhi trong khi Đức cũng chuẩn bị đưa một máy tạo oxy và những hỗ trợ khác đến đây.

Tuy nhiên, điều Ấn Độ cần ngay lập tức hiện nay là nguồn cung cho các nhà máy vaccine, hiện bị tác động bởi các lệnh hạn chế của Mỹ, để xác định và kiểm soát sự lây lan của các biến thể.

Mỹ đã cam kết sẽ nhanh chóng cung cấp sự hỗ trợ cho các nhân viên y tế ở Ấn Độ khi nước này trải qua ngày thứ tư ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ cho biết hôm 25/4 rằng, một số biện pháp đang được cân nhắc, bao gồm có việc đưa các nguồn cung oxy, các bộ xét nghiệm, thuốc điều trị và thiết bị bảo vệ cá nhân sang Ấn Độ.

“Ấn Độ và một số quốc gia thu nhập trung bình thấp đang trải qua một tình huống tồi tệ và chúng ta cần phải làm nhiều hơn thế”, chuyên gia Mỹ cho hay./.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.