Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.

Tấm Cám là một trong những cổ tích nổi tiếng nhất và cũng giàu giá trị văn hóa nhất của Việt Nam. Qua thời gian, câu chuyện về sự đối đầu giữa chị và em, giữa thiện và ác đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của hầu hết người Việt.

Sức ảnh hưởng của Tấm Cám là điều không thể bàn cãi. Vì lẽ đó, không khó hiểu khi nhiều nhà làm phim đã thử sức chuyển thể câu chuyện này lên màn ảnh.

Tấm Cám khi được chuyển thể thành phim có rất nhiều dạng, từ điện ảnh, truyền hình cho tới web drama; từ phảng phất hơi hướm “siêu anh hùng” của Ngô Thanh Vân, hài của Huỳnh Lập, cho tới phiên bản kinh dị được cầm trịch bởi Trần Hữu Tấn sắp được ra mắt.

Tất thảy đã giúp cho câu chuyện có nhiều đời sống hơn, nhiều tiềm năng thương mại hơn, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi hơn.

Dễ ăn khách nhưng khó chinh phục người xem

Có thể thấy, nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của Tấm Cám phần lớn đều thành công về tỷ suất khán giả.

Tiểu phẩm Tấm Cám nằm trong chuỗi Cổ tích Việt Nam số 13 (2001) có lẽ là phiên bản đã “hình ảnh hóa” nhân vật Tấm - Cám trong tâm trí người hâm mộ.

Tấm Cám của Cổ tích Việt Nam chỉ dài vỏn vẹn 30 phút, được cầm trịch bởi Nguyễn Văn Chung. Ông là người rất am hiểu các thể loại phim cho thiếu nhi, khi từng đứng sau những tác phẩm trứ danh như Kính Vạn Hoa (2005 - 2008) và 17/19 số của Cổ tích Việt Nam.

Dễ thấy, vị đạo diễn đã chủ đích hướng tới đối tượng trẻ em khi làm ra Tấm Cám. Ông xây dựng một câu chuyện đơn giản, truyền tải những thông điệp không quá phức tạp. Phần thiết kế hình ảnh và âm nhạc cũng tương đối nhẹ nhàng, giúp bộ phim trở nên dễ xem, dễ cảm nhưng cũng giàu giá trị nhân văn.

Tấm Cám lần đầu tiên lên màn ảnh vào năm 2001.
Tấm Cám lần đầu tiên lên màn ảnh vào năm 2001.

Tuy nhiên, bởi nguồn lực tương đối hạn chế, chất lượng của các thước phim khi đó chỉ ở mức thấp, dẫn đến việc khó tiếp cận các khán giả thế hệ sau. Những năm 2015 - 2016, truyền hình Vĩnh Long phát hành series Thế giới cổ tích, trong đó có làm lại tiểu phẩm Tấm Cám. Lúc này, phần hình ảnh có được cải thiện, song chất lượng kỹ xảo vẫn không cao, chưa tái hiện tròn trịa những chi tiết huyền ảo trong cổ tích.

Phải đến khi Tấm Cám được bước lên màn bạc với một bộ phim điện ảnh riêng cho mình, cùng tiềm lực và sự “chịu chơi” của Ngô Thanh Vân bấy giờ, câu chuyện cổ tích ăn khách bậc nhất này mới có bản chuyển thể tương xứng với tầm vóc.

Tấm Cám: Chuyện chưa kể (2016) ra đời như thể là sự kết hợp giữa 2 làn sóng live-action và phim siêu anh hùng đang khuấy đảo Hollywood bấy giờ. Đó cũng chính là điểm khiến tác phẩm vừa ăn khách nhưng cũng vừa gây tranh cãi.

Ngô Thanh Vân đầu tư vào Tấm Cám: Chuyện chưa kể 22 tỷ đồng. Phần lớn trong số đó dành cho thiết kế sản xuất và đặc biệt là kỹ xảo. Song, do việc ôm đồm quá nhiều đã khiến đứa con tinh thần của cô chưa thể trở thành một tác phẩm điện ảnh thực thụ.

Tấm Cám: Chuyện chưa kể kể quá nhiều, từ mối tình giữa Tấm và hoàng tử đã quá nổi tiếng, cho đến những miếng võ đậm chất giang hồ kiếm hiệp, những màn biến hình gia tăng sức mạnh có phần ảo diệu, xa lạ với văn hóa Việt Nam.

Tấm Cám: Chuyện chưa kể gây tranh cãi vì ôm đồm nội dung và lạm dụng kỹ xảo.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể gây tranh cãi vì ôm đồm nội dung và lạm dụng kỹ xảo.

Phim thu về 70 tỷ đồng, một con số tương đối lý tưởng, nhưng cũng nhận về không ít ý kiến trái chiều. Phần lớn cho rằng tác phẩm đã quá tập trung vào kỹ xảo, những màn hành động và những phóng tác mà bỏ qua cái cốt lõi của Tấm Cám, dẫn đến mất đi tinh thần và cảm xúc của câu chuyện gốc.

Một năm sau, web drama Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể, một parody (bản nhại lại theo phong cách hài hước) của Tấm Cám: Chuyện chưa kể được ra mắt. Huỳnh Lập với khiếu hài hước bẩm sinh đã mang tới những phút giây giải trí thú vị, tác phẩm qua đó cũng nhận về nhiều phản ứng tích cực.

Thành công kể trên cũng chứng minh, Tấm Cám vẫn còn nhiều khía cạnh để khai thác. Song, câu chuyện vẫn đòi hỏi các nhà làm phim phải nghiên cứu kỹ lưỡng, để có thể vừa đem đến những điều mới mẻ, vừa đảm bảo các giá trị cốt lõi của tác phẩm gốc.

Chờ đợi gì từ "Tấm Cám" phiên bản kinh dị?

Sau 8 năm, Tấm Cám một lần nữa tái xuất màn bạc, với sự cầm trịch của Trần Hữu Tấn. Và cũng như nhiều đạo diễn trước đây, Trần Hữu Tấn cũng sẽ kể những điều chưa từng được kể của Tấm Cám, khai thác những khía cạnh mới mẻ hơn của cổ tích.

Vốn là vị đạo diễn gắn liền với phim kinh dị, và bản thân anh cũng từng chia sẻ rằng sẽ chỉ theo đuổi dòng phim này, Tấm Cám của Trần Hữu Tấn chắc chắn sẽ là tác phẩm hướng đến việc gieo rắc nỗi sợ cho khán giả.

Với tên gọi Cám, Tấm Cám phiên bản kinh dị sẽ tập trung vào nhân vật người em của Tấm, kẻ vốn là phản diện trong các phiên bản trước. Trong đó, Cám được sinh ra với khuôn mặt dị dạng, trở thành nỗi ô nhục của gia đình. Xung quanh cô bé được bao quanh bởi một bầu không khí u ám, rùng rợn, hứa hẹn gắn liền với các sự kiện kinh dị của phim.

Phía còn lại, Tấm lần này dường như được gia đình yêu thương, chiều chuộng hơn. Mối quan hệ của hai chị em Tấm - Cám cũng khá tốt đẹp. Tuy nhiên, một vài chi tiết trong trailer hé lộ sự "hắc hóa" của cô Tấm, cùng với đó là việc Cám sẽ hóa quỷ để báo thù.

Ngoài ra, phim còn đề cập đến những chi tiết trả đũa: gội đầu, trút tép, chặt cau, làm mắm… Chúng đều là những yếu tố đã có phần quen thuộc trong truyện cổ tích, song phía nhà sản xuất hứa hẹn sẽ khai thác những khía cạnh này một cách sâu sắc hơn. Một số hình ảnh trailer cũng cho thấy những chi tiết kể trên sẽ được thiết kế theo hướng kinh dị, máu me.

Tạo hình nhân vật Cám trong tác phẩm.
Tạo hình nhân vật Cám trong tác phẩm.

Thế giới Tấm Cám của Trần Hữu Tấn là nơi đầy huyền bí, với tà thuật, ác quỷ, và những lời nguyền. Ở các tác phẩm trước, vị đạo diễn cũng cho thấy sự “mát tay” khi khai thác các chất liệu văn hóa tâm linh.

Kẻ ăn hồn (2023) và Tết ở làng địa ngục (2023) là hai trong số những bộ phim được đánh giá rất cao ở mặt thiết kế sản xuất lẫn việc xây dựng thành công một thế giới đầy thần bí. Và với Cám, anh dường như vẫn đang làm tốt những gì được coi là thế mạnh của mình.

Dẫu vậy, Trần Hữu Tấn vẫn còn một vài hạn chế trong cách kể chuyện. Rừng thế mạng (2021) hay Kẻ ăn hồn đều là những bộ phim sở hữu tiềm năng rất lớn, song lại gây tiếc nuối bởi câu chuyện chưa được xử lý cặn kẽ. Đặc biệt, Tết ở làng địa ngục Chuyện ma gần nhà (2022) còn có nhiều chi tiết lấn cấn, gây khó hiểu cho khán giả.

Với Cám, Trần Hữu Tấn rõ ràng có một dự án đầy triển vọng. Tuy nhiên, vị đạo diễn thật sự cần khắc phục những hạn chế ở các tác phẩm trước, để những sáng tạo độc đáo của anh có thể chinh phục hoàn toàn khán giả.

znews.vn

Đọc thêm

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.