Thành phố nổi sức chứa 40.000 người

Thành phố nổi Dogen có chu vi 4 km, có thể cung cấp chỗ ở cho 10.000 người và đón 30.000 du khách mỗi ngày.

Thành phố nổi sức chứa 40.000 người

Thiết kế của thành phố nổi Dogen. Ảnh: N-Ark

Công ty khởi nghiệp N-Ark của Nhật Bản gần đây thông báo kế hoạch phát triển một đô thị nổi kiêm trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh mang tên thành phố Dogen. Sáng kiến này sẽ kết hợp sản xuất lương thực, kiến trúc, dữ liệu, năng lượng và đại dương trong hệ thống cộng sinh sử dụng nước biển như một khu kinh tế mới gọi là “New Ocean”, Design Boom hôm 9/6 đưa tin.

Khu kinh tế mới sẽ bao gồm 3 lớp. Lớp đầu tiên là tạo ra thành phố độc lập và phân quyền, thích nghi với biến đổi khí hậu, tập trung khuyến khích tự chăm sóc thể chất và tinh thần hàng ngày, cung cấp nhiều chương trình khác nhau. Lớp thứ hai xoay quanh xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu dưới nước, giúp phát triển mô hình kinh doanh hàng hải. Cuối cùng, N-Ark muốn tận dụng mặt nước để tạo ra ngành du lịch mới kết nối với không gian, sử dụng mặt đất làm khu vực phóng và hạ cánh cho dịch vụ vận chuyển bằng tên lửa.

Với đường kính 1,58 km và chu vi 4 km, thành phố nổi Dogen có sức chứa khoảng 10.000 cư dân và 30.000 du khách hàng ngày. Họ có thể tận hưởng nhiều chức năng đô thị khác nhau như phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển, trường học, nhà kho, trung tâm an ninh, văn phòng, dịch vụ ăn uống, bệnh viện, công viên, sân vận động, trạm viễn thông, khách sạn.

Thành phố bao gồm 3 khu vực. Khu vành đai dân cư cung cấp nhà ở và nơi sinh hoạt cộng đồng. Với hình dáng giống chiếc thuyền, khu vực này bảo vệ vịnh bên trong khỏi thiên tai như sóng thần. Trung tâm dữ liệu dưới biển cung cấp dịch vụ cao cấp như quản lý đô thị, phân tích dữ liệu chăm sóc sức khỏe, đồng thời giảm tiêu thụ năng lượng. Cuối cùng, Kiến trúc nổi tự động có thể di chuyển tự do bên trong vịnh, cho phép thay đổi linh hoạt cấu hình đô thị. Với các khu vực khác nhau, N-Ark hy vọng có thể tạo ra một thành phố biển tự cung tự cấp.

Thành phố Dogen nổi bật với trọng tâm là hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Theo N-Ark, cư dân sẽ được tư vấn y tế hàng ngày và phân tích tình trạng sức khỏe qua các thiết bị, cảm biến, mẫu máu, phân tích hệ gene để đánh giá chính xác. Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức chương trình hướng dẫn người dân và du khách về thực phẩm bổ dưỡng cũng như cách đối phó với động đất, lũ lụt và sóng thần.

Theo An Khang/VNE (Design Boom)

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.