Thanh tra việc cấp “room” tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm quá trình xây dựng, giao, điều chỉnh hạn mức cho các nhà băng.

Việc thanh tra được thực hiện theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, nhằm kịp thời quản lý và nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng.

Theo đó, cơ quan này sẽ thanh tra việc quản lý, giám sát tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong hai năm 2022 và 2023. Sau đó, Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng về việc triển khai trong tháng 12/2023 và báo cáo kết quả vào tháng 1 năm sau.

Thanh tra việc cấp “room” tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Giang Huy

Văn phòng Chính phủ cho biết thời gian qua, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng kịp thời, hiệu quả, xác định hạn mức tăng trưởng cả năm 2023 phù hợp với thực tế. Việc điều hành tín dụng phải đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, an toàn hệ thống tín dụng, đồng thời tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, đến nay, tăng trưởng tín dụng năm 2023 còn thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc tiếp cận vốn tín dụng còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc phân giao hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng chưa thực sự khoa học, kịp thời, hiệu quả, còn có ý kiến phản ánh của đại biểu Quốc hội và các chuyên gia. Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu thanh tra việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Chiều 30/11, Phó thủ tướng cũng vừa họp với Thống đốc và các Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.

Tại cuộc họp, ông yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bám sát tình hình của nền kinh tế, nhu cầu vay của doanh nghiệp, người dân và “xem lại quy định để điều chỉnh, nhằm điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt hơn”. Hơn một tháng còn lại của năm 2023, lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải pháp điều hành tín dụng cho nền kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên.

Tại cuộc họp này, đại diện các ngân hàng cũng cho hay thực tế vốn không thiếu nhưng để giải ngân được, vấn đề không chỉ nằm ở điều hành chính sách tiền tệ, còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn. Nhu cầu vay vốn giảm, giải ngân gặp khó khăn, dù các nhà băng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, chủ động tìm kiếm khách hàng.

Đại diện các ngân hàng thương mại cho rằng “một tay vỗ không thành tiếng”. Việc giải ngân tín dụng cần tới các giải pháp đồng bộ của các cấp, các ngành, sự nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp để nâng cao khả năng hấp thụ vốn.

Các ngân hàng thương mại đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể hơn, nhất là giải quyết những vướng mắc pháp lý liên quan tới các dự án bất động sản; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước nhất là trong dịp tết nguyên đán sắp tới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư... qua đó khơi thông “mạch máu” tín dụng.

Tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 11 mới đạt khoảng 8,4%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra cả năm 2023 khoảng 14%. Ngày 29/11, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phân bổ lại chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ ngân hàng thừa sang nhà băng thiếu. Tăng trưởng tín dụng chung trong năm 2023 vẫn giữ nguyên chỉ tiêu đã xác định từ đầu năm (14,5%).

Ngày 26/11, Thủ tướng cũng có công điện yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay để các tổ chức tín dụng chủ động cho vay từ nay đến hết năm, chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư, kinh doanh cho nền kinh tế.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm từ việc điều hành tín dụng chậm trong năm 2022. Việc điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 cần kịp thời, hiệu quả, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.

Theo Quỳnh Trang/VNE

Đọc thêm

Tỷ giá USD hôm nay 29/6/2025: Cơ bản ổn định

Tỷ giá USD hôm nay 29/6/2025: Cơ bản ổn định

Tỷ giá USD hôm nay 29/06/2025: Tỷ giá hôm nay ghi nhận sự ổn đỉnh của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước. Còn giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết hạ xuống thấp.
Giá vàng hôm nay 28/6: Tiếp tục rớt giá đến khi nào?

Giá vàng hôm nay 28/6: Tiếp tục rớt giá đến khi nào?

Giá vàng hôm nay 28/6 tiếp tục có dấu hiệu đi xuống khi mà tình hình địa chính trị ở Trung Đông đang có dấu hiệu giảm nhẹ, góp phần tạo ra khẩu vị rủi ro tốt hơn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Sản xuất đá lạnh sạch bằng công nghệ... bẩn?

Sản xuất đá lạnh sạch bằng công nghệ... bẩn?

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng đá lạnh ở Hà Tĩnh tăng đột biến. Liệu những viên đá lạnh được quảng cáo sạch, tinh khiết có thực sự “sạch” và đảm bảo chất lượng?
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Không phải khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân cũng bị thu thuế

Không phải khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân cũng bị thu thuế

Thời gian gần đây, nhiều người dân bày tỏ lo ngại khi cho rằng mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân đều có thể bị cơ quan thuế kiểm tra và tính thuế thu nhập cá nhân. Một số ý kiến trên mạng xã hội thậm chí cho rằng “cứ có tiền chuyển vào tài khoản là sẽ bị truy thu thuế”.
Giá vàng hôm nay 25/6: Lao dốc không phanh!

Giá vàng hôm nay 25/6: Lao dốc không phanh!

Giá vàng thế giới đã giảm xuống còn 3.320 USD/ounce, do bầu không khí địa chính trị hạ nhiệt, đặc biệt sau khi Israel và Iran đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Giá vàng hôm nay 24/6/2025: Đứng yên cả 2 chiều

Giá vàng hôm nay 24/6/2025: Đứng yên cả 2 chiều

Giá vàng hôm nay 24/6/2025: Giá vàng tăng nhẹ khi căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel lấn át áp lực từ đồng USD mạnh lên, trong bối cảnh thị trường theo sát động thái tiếp theo từ Iran.