Thêm 3 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

(Baohatinh.vn) - Tuần thứ 13 cuộc thi tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức qua mạng VCNET.VN, Hà Tĩnh có 1 thí sinh đạt giải nhì và 2 thí sinh đạt giải ba.

Cá nhân đạt giải nhì là chị Trần Thị Thanh Hải (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh). Hai cá nhân đạt giải ba là: em Nguyễn Thị Minh Huyền (học sinh lớp 10 - Trường THPT Cù Huy Cận, Vũ Quang) và anh Nguyễn Doãn Báu (xóm 2 Bồng Giang, Đức Giang, Vũ Quang).

Thêm 3 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

Em Nguyễn Thị Minh Huyền (thứ 2 từ phải sang) đạt giải ba tuần 13.

Ngoài anh Nguyễn Doãn Báu là người lần thứ 6 đạt giải trong cuộc thi này thì chị Trần Thị Thanh Hải và Nguyễn Thị Minh Huyền đều lần đầu tiên đạt giải.

Thêm 3 thí sinh Hà Tĩnh đạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

Anh Nguyễn Doãn Báu đã 6 lần đạt giải cuộc thi.

Trong tuần thi thứ 13, toàn quốc có 123.699 người dự thi với 315.897 lượt thi, 21.245 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi.

Hà Tĩnh tiếp tục xếp thứ 2 cả nước về số người và số lượt tham gia với 15.195 người và 54.293 lượt.

Câu hỏi tuần 14:

Câu 1. Thực hiện công tác tuyên truyền về biển đảo, năm 2020 Ban Tuyên giáo Trung ương đã xuất bản cuốn sách nào?

A. Chủ quyền biển đảo Việt Nam

B. 100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam

C. Sổ tay công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam

D. Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Câu 2. “Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Quan điểm này được nêu ra trong văn kiện nào của Đảng?

A. Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24-12-1996

B. Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23-2-2005

C. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27-4-2007

D. Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16-6-2008

Câu 3. Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6-8-2008, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đưa ra quan điểm:

A. Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của đội ngũ trí thức giữ vai trò quyết định

B. Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định

C. Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước

D. Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm của đội ngũ trí thức

Câu 4. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã xác định những mục tiêu nào phải đạt được sau đây?

A. Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

B. Tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của văn học, nghệ thuật

C. Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có tình yêu tổ quốc nồng nàn…

D. A và C

Câu 5. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương hiện nay là cơ quan nào?

A. Bộ Ngoại giao

B. Ban Tuyên giáo Trung ương

C. Ban Đối ngoại Trung ương

D. Bộ Thông tin và Truyền thông

Câu 6. Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-01-2012 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đề ra những nhóm giải pháp nào sau đây?

A. Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên

B. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng

C. Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 đã xác định những quan điểm chỉ đạo nào sau đây về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?

A. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

B. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

C. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo

D. A và B

Câu 8. Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng đã đưa ra nguyên tắc nào sau đây?

A. Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên

B. Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi công dân

C. Tất cả mọi công dân đều phải học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng

D. Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành, bộ, ngành phải học xong chương trình trung cấp lý luận chính trị

Câu 9. Không chỉ là một nhà thơ được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, ông còn giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương. Bạn cho biết, ông là ai?

A. Hữu Thọ

B. Hà Đăng

C. Nguyễn Khoa Điềm

D. Đỗ Nguyên Phương

Câu 10. Hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo VCNet chính thức phát mạng vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 5-3-2018

B. Ngày 11-6-2019

C. Ngày 1-8-2019

D. Ngày 15-2-2020

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

“Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!

“Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!

Đây có thể coi là “tuyên ngôn” sống và hành động suốt cuộc đời, từ khi còn là một sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội cho đến lúc về với cõi vĩnh hằng trong cương vị nhà lãnh đạo cao nhất Đảng ta của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên, Nhân dân Hà Tĩnh

Trái tim lớn đã ngừng đập nhưng hình ảnh và những đóng góp to lớn cho Đảng, cho dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi sống trong lòng cán bộ, đảng viên và Nhân dân cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, trở thành động lực quan trọng, góp sức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời gian qua, theo yêu cầu của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung huy động đội ngũ các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia đầu ngành và những điều kiện thuận lợi nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Tổng Bí thư.
Khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII

Khai mạc Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII

Trong 2 ngày diễn ra kỳ họp (17 - 18/7), HĐND tỉnh tập trung đánh giá khách quan, toàn diện tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm; phân tích rõ ưu điểm, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện để từ đó thống nhất, quyết định các giải pháp phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 2024.