Thí sinh Hà Tĩnh giành giải nhì cuộc thi tuần tìm hiểu về ngành Tuyên giáo

(Baohatinh.vn) - Trong tuần thi thứ 11 Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trên mạng VCNET, thí sinh Hà Tĩnh giành được 1 giải nhì, 4 giải ba và 4 giải khuyến khích.

Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì cuộc thi tuần là chị Nguyễn Xuân Thắm, chuyên viên Ban Tuyên giáo thị ủy Kỳ Anh.

Thí sinh Hà Tĩnh giành giải nhì cuộc thi tuần tìm hiểu về ngành Tuyên giáo

Chị Nguyễn Xuân Thắm, người đạt giải nhì cuộc thi tuần thứ 11.

Giải ba thuộc về: anh Võ Quang Đạt (Ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc), chị Lê Thị Hòe (Trường Mầm non Mỹ Lộc, Can Lộc), anh Phan Văn Việt Nhật (xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) và chị Nguyễn Thị Mỹ Âu (xã Sơn Tây, Hương Sơn).

Các giải khuyến khích thuộc về: anh Nguyễn Ánh Dương (Công an huyện Hương Sơn), anh Phan Khắc Bách (xã Xuân Lộc, Can Lộc), chị Nguyễn Thị Mai (xã Cẩm Phúc, Cẩm Xuyên) và anh Thái Anh Tuấn (Ban Chỉ huy Quân sự TX Kỳ Anh).

Thí sinh Hà Tĩnh giành giải nhì cuộc thi tuần tìm hiểu về ngành Tuyên giáo

Anh Nguyễn Ánh Dương - 1 trong 4 người đạt giải khuyến khích.

Ngoài các giải thưởng trên, Ban tổ chức cũng trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 4 giải khuyến khích cho các thí sinh đạt giải trên cả nước. Giải nhất tuần 11 thuộc về anh Nguyễn Văn Duẩn, quận Lê Chân (TP Hải Phòng).

Được biết, trong tuần thi thứ 11, cả nước có 161.519 người tham gia thi với 448.902 lượt người thi, 29.519 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi.

Hà Tĩnh tiếp tục xếp thứ 2 toàn quốc về số người dự thi và lượt thi với 18.873 người và 55.913 lượt.

Câu hỏi tuần 12

Câu 1: “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình”. Bạn hãy cho biết, câu nói trên là của ai?

A. Tổng Bí thư Lê Duẩn

B. Tổng Bí thư Trường Chinh

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh

D. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Câu 2: Với quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nêu rõ những hạn chế nào trong lĩnh vực tư tưởng?

A. Đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận…

B. Đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hoá...

C. Chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá…

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: “Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng là đổi mới tư duy… trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên... khơi dậy ý chí cách mạng của quần chúng” được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy?

A. Đại hội lần thứ VI

B. Đại hội lần thứ VIII

C. Đại hội lần thứ X

D. Đại hội lần thứ XII

Câu 4: Ông từng là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VI, VII; Thường trực Ban Bí thư khóa VII. Bạn hãy cho biết, ông là ai?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Khoa Điềm

C. Trần Trọng Tân

D. Đào Duy Tùng

Câu 5: Tại Hội nghị Khoa giáo toàn quốc năm 1988, chủ trương nào được coi là một phương hướng chiến lược để thực hiện đổi mới trong các lĩnh vực khoa giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng?

A. Chủ trương quốc hữu hóa

B. Chủ trương “xã hội hóa”

C. Chủ trương cổ phần hóa

D. Chủ trương tư nhân hóa

Câu 6: Nghị quyết nào của Bộ Chính trị ban hành năm 1988 (còn gọi là Khoán 10) được nông dân đón nhận với tư tưởng thực sự phấn khởi, hồ hởi, hăng hái lao động sản xuất, tạo bước đột phá mới trong nông nghiệp?

A. Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

B. Nghị quyết số 11-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

C. Nghị quyết số 12-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

D. Nghị quyết số 13-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Câu 7: Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khoá VI) đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TW Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, bảo đảm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, trong đó “đổi mới và tăng cường công tác tư tưởng” được xác định là nhiệm vụ số mấy?

A. Nhiệm vụ số 1

B. Nhiệm vụ số 2

C. Nhiệm vụ số 3

D. Nhiệm vụ số 4

Câu 8: Ngày 26-11-1988, Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 20-NQ/TW, “Về một số vấn đề trước mắt trong công tác tư tưởng”, đồng thời thành lập Ủy ban nào của Trung ương Đảng có nhiệm vụ giúp Ban Bí thư đánh giá tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và tâm trạng chính trị của quần chúng…?

A. Ủy ban công tác mặt trận

B. Ủy ban công tác dân vận

C. Ủy ban công tác tư tưởng

D. Ủy ban công tác nghiên cứu

Câu 9: Ngày 11-4-1989, Bộ Chính trị đã quyết định sáp nhập Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương với Ban Tuyên huấn Trung ương lấy tên là Ban gì?

A. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương

B. Ban Tuyên huấn Trung ương

C. Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương

D. Ban Khoa giáo Trung ương

Câu 10: Quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” được Trung ương Đảng đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết nào sau đây?

A. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW khóa VII về “đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”

B. Nghị quyết số 02-NQ/HNTW, khóa VIII về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo...

C. Nghị quyết số 03-NQ/TW, Khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

D. Nghị quyết số 29-NQ/TW, khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chủ đề ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH

Đọc thêm

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

[Tổng Bí thư các thời kỳ] Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tổ chức, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam là vô cùng to lớn. Song, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.