Cục Quản lý cạnh tranh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm đối với một số công ty bán hàng đa cấp, trong đó công ty bị xử phạt ít nhất là 190 triệu đồng và nhiều nhất là 430 triệu đồng.
Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Cục Quản lý cạnh tranh xử phạt Công ty Cổ phần Visi Việt Nam 280 triệu đồng do bán hàng đa cấp tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khi chưa có xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của Sở Công Thương; không thực hiện thủ tục đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động...
Đáng lưu ý, công ty này còn cung cấp thông tin sai lệch về bao bì và hàm lượng thành phần của sản phẩm; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc cấp thẻ thành viên mạng lưới; không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia; ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện.
Ngoài Visi, Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam bị phạt tới 430 triệu đồng do vi phạm hàng loạt các quy định về cấp và bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp. Công ty này cũng đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm; kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký.
Tương tự, Cục Quản lý cạnh tranh cũng phạt công ty TNHH Total Swiss Việt Nam 220 triệu đồng, Công ty TNHH Nhượng quyền Toàn Thắng 270 triệu đồng và Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam 190 triệu đồng do các quy định liên quan tới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đưa thông tin gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm.
Trước đó, Cục Quản lý Cạnh tranh đã có yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải báo cáo các thông tin chi tiết như: tên, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ các chi nhánh, văn phòng đại diện…
Bên cạnh đó, báo cáo phải nêu rõ kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2016 gồm doanh thu bán hàng, thống kê về các sản phẩm kinh doanh, số lượng người, hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế trả cho người tham gia mạng lưới. Ngoài ra, công ty đa cấp cũng phải báo cáo số lượng hội nghị, hội thảo, đào tạo, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm 2015, thông tin về kết quả nộp thuế của doanh nghiệp năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.
Ý thức, văn hóa chấp hành pháp luật về giao thông của mỗi người dân được coi là “chìa khóa” trong công tác đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh.
Từ ngày 1-14/1/2025, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý trên 174.600 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe...
Những biển tuyên truyền, nhắc nhở mức phạt khi vượt đèn đỏ được đặt tại nhiều ngã tư ở Hà Tĩnh góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông, chấn chỉnh tình trạng vượt đèn đỏ.
Theo Nghị định 168, các hành vi vi phạm an toàn giao thông xảy ra trên cao tốc đã được nâng mức phạt lên nhiều lần, trong đó 3 lỗi đặc biệt nguy hiểm có số tiền phạt lên tới 40 triệu đồng.
Một người dân ở Cẩm Xuyên tử vong sau va chạm với xe tải; bắt giữ đối tượng gây thương tích cán bộ thôn; buôn bán 900 bao thuốc lá lậu, người đàn ông bị phạt 40 triệu đồng; nhóm đối tượng lừa bán xe máy qua mạng lĩnh án…
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 40 triệu đồng đối với 1 cá nhân trên địa bàn do buôn bán thuốc lá nhập lậu.
Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an TP Hà Tĩnh xử lý 20 trường hợp lợi dụng việc xuống đường ăn mừng sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 để vi phạm luật an toàn giao thông trong tối 5 và rạng sáng 6/1.
Qua tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông, CSGT Công an Hà Tĩnh có những đóng góp quan trọng trong phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm.
Bên cạnh nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, đơn vị chủ quản các nhà máy điện, trạm biến áp tại Hà Tĩnh cũng thường xuyên chú trọng bảo dưỡng hệ thống PCCC, đầu tư trang thiết bị chữa cháy hiện đại…
Sau cú va chạm mạnh với ô tô tải mang BKS 38H – 010.52 trên quốc lộ 1 đoạn qua thôn Ưu Tràng, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), ông N.V.K ở xã Cẩm Thành tử vong tại chỗ
Trước 25/1, các đơn vị, nhà cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe cần kết nối, truyền dữ liệu về Cục CSGT.
Tổ tuần tra kiểm soát Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình làm nhiệm vụ đã kiểm tra, phát hiện xe tải chở 35 tấn đường trắng không có giấy tờ hợp lệ.
Bức xúc trong tiệc sinh nhật, thanh niên đánh bạn bị thương; ôtô rơi xuống sông ở Hà Tĩnh, 2 người tử vong; bắt giám đốc công ty xây dựng sử dụng hồ sơ giả để đấu thầu…
Công an xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thông tin, đơn vị vừa hỗ trợ giải cứu thành công 1 công dân trở về an toàn sau thời gian bị lừa sang Campuchia lao động.
Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Nhằm qua mặt cơ quan chức năng, Giám đốc Công ty CP xây dựng Quốc Hưng (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã sử dụng bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ giám sát giả trong hồ sơ dự thầu.
Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.
Dự án đầu tư xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) vướng mặt bằng một hộ dân đã 10 năm chưa được giải quyết, gây khó khăn cho nhà đầu tư triển khai các hạng mục theo phê duyệt.