Thói quen công nghệ dễ “làm mồi” cho hacker

Bật Bluetooth liên tục hoặc sử dụng chung mật khẩu cho nhiều dịch vụ là nhưng thói quen khiến thiết bị của người dùng dễ bị tấn công.

Các thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính bảng, laptop đã được tăng khả năng bảo mật, cũng như có các phần mềm hỗ trợ bảo vệ dữ liệu và tìm diệt virus. Tuy nhiên, thiết bị vẫn có nguy cơ bị hacker tấn công nếu người dùng vẫn giữ thói quen dưới đây.

Dùng chung mật khẩu

Nhiều người thường ngại nhớ nhiều mật khẩu và có thói quen đặt một mật khẩu dễ nhớ cho smartphone, máy tính lẫn những dịch vụ trực tuyến như mạng xã hội, thậm chí tài khoản ngân hàng. Theo các chuyên gia, đây là cách làm nguy hiểm và để bảo vệ chính mình, người dùng nên sử dụng mật khẩu khác nhau cho thiết bị và dịch vụ. Nếu khó nhớ, có thể dùng trình quản lý mật khẩu.

Luôn bật Bluetooth

Thói quen công nghệ dễ “làm mồi” cho hacker

Các biểu tượng wifi và Bluetooth trên iPhone. Ảnh: PhoneArena

Bluetooth là công nghệ vô tuyến không dây tầm ngắn, tương tự wifi và sóng di động nhưng hoạt động trong phạm vi hẹp hơn, với bán kính khoảng 10 mét. Tuy nhiên, giống như wifi, Bluetooth cũng tồn tại nhiều lỗ hổng. Kẻ xấu có thể ở gần và cố gắng kết nối với thiết bị mục tiêu bằng thủ thuật đánh lừa người dùng, sau đó xâm nhập vào trong smartphone. Do vậy, nếu không sử dụng Bluetooth, người dùng nên tắt tính năng này.

Không bảo vệ mạng wifi gia đình

Nhiều người sau khi lắp đặt wifi trong nhà thường giữ nguyên tài khoản và mật khẩu mặc định của bộ định tuyến, nhưng đây chính là cách “mời” hacker xâm nhập và tấn công thiết bị kết nối với mạng đó. Khi thâm nhập được vào mạng wifi, kẻ xấu có thể tải các tệp nguy hiểm lên thiết bị kết nối để đánh cắp thông tin. Thậm chí, chúng có thể biến mạng này thành một phần của botnet để tấn công từ chối dịch vụ ở quy mô lớn hơn.

Nhấp vào quảng cáo từ website không rõ nguồn gốc

Những website chiếu nội dung lậu về phim ảnh, bóng đá hay cá độ được xem là nơi chứa nhiều quảng cáo độc hại. Theo các chuyên gia, tội phạm mạng thường tạo các quảng cáo, sau đó lừa người dùng nhấp vào, khiến họ vô tình tải về virus hay mã độc tống tiền mà không hay biết.

Do đó, người dùng nên tránh bấm vào các quảng cáo này. Nếu cần tìm thông tin về sản phẩm hoặc nội dung có trong quảng cáo, có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để nhập và kiểm tra. Cách này có thể tốn thời gian, nhưng đảm bảo an toàn hơn.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.