Thủ tướng Lào tới Việt Nam, đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ

Ngày 7/2, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Lào tới Việt Nam tham dự và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào được tổ chức tại Hà Nội, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

thu tuong lao toi viet nam dong chu tri ky hop uy ban lien chinh phu

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí Somdy Douangdy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Souphanh Keomixay, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư; Khemmani Pholsena, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bounchanh Sinthavong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải; Sengdeuan Lachanthaboun, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao; Khammany Inthilath, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ; Souvone Leuangbounmy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Khamphao Ernthavanh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Sinthavong Sayakone, Thứ trưởng Bộ Công an; Syphouk Vongphakdy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thongsavanh Phomvihan, Đại sứ Lào tại Việt Nam; Khampheuy Keokinnaly, Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam; Malaythong Kommasith, Thứ trưởng, Thư ký Thủ tướng.

Đồng chí Thongloun Sisoulith sinh ngày 10/11/1945, tại tỉnh Hua Phan, Lào. Năm 1962 đến năm 1969, đồng chí Thongloun Sisoulith tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Mặt trận Lào yêu nước, tỉnh Hua Phan, Lào; năm 1973 đến năm 1978, thạc sỹ Ngôn ngữ-Văn học, Học viện Giáo dục Gerzen tại Thành phố Saint Peterburg), Liên Xô; năm 1981 đến năm 1984, tiến sỹ Lịch sử Quan hệ quốc tế, Học viện Khoa học xã hội, Moskva, Liên Xô.

Quá trình công tác của đồng chí Thongloun Sisoulith: Năm 1967 đến năm 1969, đồng chí là chuyên viên chính, Vụ Giáo dục phổ thông, Mặt trận Lào yêu nước, tại tỉnh Hua Phan, Lào.

Từ năm 1969 đến năm 1973, đồng chí Thongloun Sisoulith là chuyên viên chính, Văn phòng Đại diện Mặt trận Lào yêu nước tại Hà Nội; năm 1978-1979, là giảng viên trường Đại học Vientiane; năm 1979-1981, thư ký Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục.

Từ năm 1985 đến năm 1986, đồng chí Thongloun Sisoulith là Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Phủ Thủ tướng; năm 1987-1992, là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; năm 1993-1996, là Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; năm 1997-2001, là Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Từ năm 2001 đến năm 2006, đồng chí Thongloun Sisoulith là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư; Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Quốc gia Lào (LNCE); đại biểu Quốc hội Lào.

Từ năm 2006 đến năm 2015, đồng chí Thongloun Sisoulith là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính Phủ, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào.

Từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2016, đồng chí Thongloun Sisoulith là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Lào.

Tháng 1/2016, tại Đại hội lần thứ X Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, đồng chí Thongloun Sisoulith được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Từ tháng 4/2016 đến nay, đồng chí Thongloun Sisoulith là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Lào.

Hai bên tiến hành kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào tại Hà Nội, nhằm tiếp tục khẳng định ưu tiên trong chính sách đối ngoại là không ngừng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước, thống nhất chỉ đạo triển khai các thỏa thuận cấp cao, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trong thời gian tới.

Theo TTXVN

Chủ đề Hội nhập Quốc tế

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Gặp mặt cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nghỉ hưu qua các thời kỳ

Gặp mặt cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nghỉ hưu qua các thời kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm mong muốn các đồng chí lãnh đạo, quản lý đã nghỉ hưu tiếp tục quan tâm, tham gia, góp ý cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững.
Giao ban công tác báo chí, phát động giải cấp tỉnh về xây dựng Đảng lần thứ VIII

Giao ban công tác báo chí, phát động giải cấp tỉnh về xây dựng Đảng lần thứ VIII

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng đề nghị, thời gian tới, các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Hà Tĩnh, trọng tâm là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị; tích cực tham gia các giải do Trung ương và tỉnh tổ chức...
Bài 3: “Đi đầu, bước trước” trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Bài 3: “Đi đầu, bước trước” trong cuộc cách mạng chuyển đổi số

Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn bộ máy, việc thúc đẩy chuyển đổi số luôn được Công an tỉnh Hà Tĩnh “đi trước một bước”. Với mục tiêu xuyên suốt: “chuyển đổi số là mũi nhọn để thúc đẩy bộ máy tinh - gọn - mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, lực lượng công an đã triển khai nhiều cách làm quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo để đưa Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các cơ quan trong khối nội chính tiếp tục tăng cường phối hợp, nâng cao chất lượng tham mưu cho Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 57

Sáng 27/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 57 trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tổ chức họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Hơn 17 triệu người góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, ngoài ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, số lượng người dân trực tiếp góp ý trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng.
Công an Hà Tĩnh trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình (Bài 2): Tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở

Bài 2: Hội tụ sức mạnh, lập công xuất sắc

Với việc sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa chức danh và phát huy phẩm chất, năng lực, Công an tỉnh Hà Tĩnh ngày càng vững mạnh, toàn diện, lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo được niềm tin trong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà.