Tăng cường phân cấp, phân quyền, kịp thời giải quyết các vụ án, vụ việc

(Baohatinh.vn) - Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh tâm huyết đóng góp ý kiến thảo luận tại hội trường Quốc hội.

Chiều 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phá sản.

Tham gia thảo luận, Đại biểu Quốc hội Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, việc dự thảo luật lần này tập trung sửa đổi các quy định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; đảm bảo chủ trương của Đảng về phân cấp, phân quyền; nguyên tắc hai cấp xét xử; tạo điều kiện cho người dân trong tiếp cận công lý.

bqbht_br_dsc-6424.jpg
Đại biểu Quốc hội Phan Thị Nguyệt Thu - Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh tham gia thảo luận.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu cho biết, dự thảo luật lần này sửa đổi theo hướng giao tòa án nhân dân khu vực xét xử sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, kinh doanh thương mại. Cùng đó, Tòa án nhân dân Tối cao sẽ có giải pháp tăng cường nguồn lực, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất đảm bảo tòa án nhân dân khu vực thực hiện tốt thẩm quyền được giao.

Dự thảo cũng quy định tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có hình phạt 20 năm tù trở xuống và trên 20 năm tù; chủ yếu xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định dân sự, hành chính của tòa án nhân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm bản án, quyết định của tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật có kháng nghị, kháng cáo.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân Tối cao xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu pháp luật; giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định bản án của tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật có kháng nghị, kháng cáo.

Theo đại biểu, các quy định này là cần thiết và phù hợp với thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, tăng cường phân cấp, phân quyền; đồng thời góp phần giảm tải áp lực lên Tòa án nhân dân Tối cao, giải quyết nhanh chóng các vụ án, vụ việc; tạo điều kiện cho người dân trong quá trình tham gia tố tụng.

Đại biểu nhấn mạnh, thời gian tới, các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đi vào hoạt động, Toà án nhân dân Tối cao sẽ kịp thời chuẩn bị các điều kiện về nguồn nhân lực, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và báo cáo cấp có thẩm quyền thành lập toà án chuyên biệt nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Kết thúc phiên thảo luận, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Lê Minh Trí giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đọc thêm

Công an Hà Tĩnh trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình (Bài 2): Tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở

Bài 2: Hội tụ sức mạnh, lập công xuất sắc

Với việc sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa chức danh và phát huy phẩm chất, năng lực, Công an tỉnh Hà Tĩnh ngày càng vững mạnh, toàn diện, lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo được niềm tin trong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà.
Bài 1: Công an Hà Tĩnh kiện toàn bộ máy tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu

Bài 1: Công an Hà Tĩnh kiện toàn bộ máy tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu

Bắt đầu từ năm 2018, cuộc cách mạng tổ chức bộ máy đã được Công an tỉnh Hà Tĩnh triển khai chủ động, toàn diện; thể hiện tính gương mẫu, đi đầu với cách tiến hành thận trọng, bài bản, khoa học. Đến nay, sau 3 lần kiện toàn, bộ máy công an toàn tỉnh ngày càng chuyên nghiệp, chính quy; tạo đà hoàn thành tốt mục tiêu: xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương.