Nhà bia chứng tích lịch sử trận càn năm 1953 ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được xây dựng để tưởng niệm 20 liệt sĩ và 83 người dân Nhượng Bạn bị thực dân xâm lược giết hại năm 1953.
Trong nắng ấm của những ngày tháng 3, hòa cùng dòng người đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt - Nhà tù Sơn La, chúng tôi lại trào dâng biết bao cảm xúc khi chứng kiến những chứng tích lịch sử minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh cách mạng hào hùng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên trung.
Trong số gần 2.000 ngôi mộ của chiến sĩ cách mạng, người yêu nước hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Côn Đảo được chôn cất ở nghĩa trang Hàng Dương, có 793 ngôi mộ có tên tuổi cụ thể, số còn lại là những ngôi mộ vô danh.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo - nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” in đậm tội ác khủng khiếp của chế độ thực dân, đế quốc khi có đến gần 20.000 chiến sỹ cách mạng bị giam cầm, tra tấn và hy sinh.
Những ngày mùa thu lịch sử, đón con cháu về quây quần trong ngôi nhà ấm cúng, ông Nguyễn Quang Huân (90 tuổi đời, 71 tuổi Đảng, ở tổ dân phố 3, phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại kể chuyện về những ngày ông trực tiếp hòa cùng dòng người tham gia giành chính quyền trong niềm rạo rực, tự hào.
Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), sáng 7/5, Hội Cựu chiến binh một số địa phương ở Hà Tĩnh tổ chức gặp mặt các cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn. Trong chiến công vang dội này có sự đóng góp đáng kể của quân và dân Hà Tĩnh.
Thời cơ khởi nghĩa là mấu chốt rất quan trọng của cách mạng. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động và sáng tạo nắm bắt thời cơ, chọn đúng thời điểm để phát động Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Từ việc đánh giá và xác định đúng thời cơ đến việc hành động mau lẹ chớp thời cơ là một trong những nhân tố đảm bảo Tổng khởi nghĩa thành công.
Miền Nam đón độc lập cùng nhân dân cả nước nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi đất nước non trẻ vừa ra đời chưa được 1 tháng (2/9/1945) thì thực dân Pháp đã quay trở lại đánh chiếm mảnh đất này. Chúng thẳng tay đàn áp hòng xóa đi thành quả cách mạng vừa giành được. Nhân dân miền Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với bao gian khổ, hy sinh.
Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng phòng thủ bao gồm bộ đội chủ lực và dân quân các địa phương dọc tuyến biên giới Việt - Lào (Hà Tĩnh) đã anh dũng chiến đấu đánh bại mọi âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn vùng tự do.
Ngày 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Vâng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Hà Tĩnh nhất tề đứng lên cùng với đồng bào cả nước “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”...
Bất cứ du khách nào khi đến Côn Đảo cũng đều ngỡ ngàng tự hỏi tại sao thực dân Pháp lại chọn một thắng cảnh tuyệt đẹp như thế này để xây dựng hệ thống nhà tù như thời Trung Cổ giam cầm những người yêu nước, biến hòn đảo này thành “địa ngục trần gian” trong suốt 113 năm trời. Khám phá Côn Đảo, du khách càng ngỡ ngàng hơn bởi những sự tích, những địa danh nơi đây đều gắn với những truyền thuyết giàu chất sử thi như những huyền thoại…