Nắm bắt thời cơ - mấu chốt thành công của Cách mạng tháng Tám

(Baohatinh.vn) - Thời cơ khởi nghĩa là mấu chốt rất quan trọng của cách mạng. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động và sáng tạo nắm bắt thời cơ, chọn đúng thời điểm để phát động Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Từ việc đánh giá và xác định đúng thời cơ đến việc hành động mau lẹ chớp thời cơ là một trong những nhân tố đảm bảo Tổng khởi nghĩa thành công.

nam bat thoi co mau chot thanh cong cua cach mang thang tam

Các tầng lớp nhân dân, người lao động Hà Nội cùng với lực lượng vũ trang nhân dân tham gia mít-tinh phát động cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945. (Ảnh tư liệu).

Do phân tích đúng diễn biến tình hình của thế giới và trong nước, hội nghị Trung ương 6 (tháng 11/1939), Đảng ta nhận định thời cơ giành chính quyền đã tới, cần chuẩn bị mọi lực lượng để nắm lấy thời cơ.

Tháng 2/1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước; tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương 8 đã ra nghị quyết nêu rõ: Nếu đế quốc chiến tranh lần trước “đẻ” ra Liên Xô, một nước XHCN thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ “đẻ” ra nhiều nước XHCN, do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Từ đó đi đến nhận định: “Cuộc cách mạng ở Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”.

Theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), đồng thời, chủ trương phát triển đội du kích Bắc Sơn, thành lập đội Cứu quốc quân làm cơ sở cho việc ra đời Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22/12/1944. Với việc Liên Xô và các nước đồng minh chiến thắng chủ nghĩa phát xít, thời cơ cách mạng đến với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn dự báo và sự chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng.

Trung ương Đảng đã phân tích mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc vận dụng vào nước ta, đi đến nhận định chính xác Nhật sẽ đảo chính Pháp ở Đông Dương và nêu ra chủ trương hành động trong bài viết “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung” đăng trên báo “Cờ giải phóng” (ngày 15/2/1944) của Tổng Bí thư Trường Chinh. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9/3/1945, thì ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời vạch ra những nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng Việt Nam trong chỉ thị: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Chỉ thị nêu rõ: “Cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền cả nước đã xuất hiện: “Một là, quân đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; hai là, Nhật đầu hàng đồng minh”.

Sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh. Như vậy, thời cơ xuất hiện đúng như Đảng ta dự báo. Lúc này, tại bản Nà Lừa (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) mặc dầu đang bị bệnh nặng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: “Thời cơ đã đến, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Thực hiện lời của Người, Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban Khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 nêu rõ: “Giờ Tổng khởi nghĩa!... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”. Ngày 14/8/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng nêu nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. Tiếp đó, ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân được tổ chức ở Tân Trào quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

Nhìn lại lịch sử thấy rằng, thời cơ cách mạng chỉ diễn ra trong khoảng 20 ngày bắt đầu từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng (ngày 15/8/1945) và kết thúc khi quân đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp ước Pốt-xđam (ngày 5/9/1945). Nếu sớm hơn thì quân Nhật còn mạnh, nếu chậm đi thì trên đất nước ta có thêm nhiều kẻ thù, cách mạng sẽ gặp khó khăn.

Tổng khởi nghĩa diễn ra từ ngày 16/8/1945 đến ngày 2/9/1945 vào thời điểm Nhật đầu hàng, chính quyền tay sai của Nhật ở Đông Dương không còn chỗ dựa, quân đồng minh chưa kịp kéo vào nước ta. Đảng và nhân dân ta đã chớp lấy thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa vào thời điểm nằm trong ngưỡng thời gian vô cùng quý giá đó!

Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, Cách mạng tháng Tám thành công không phải là “sự ăn may” do có “khoảng trống quyền lực”, mà đó là do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong một quá trình, xác định đúng thời điểm và lãnh đạo toàn dân chớp thời cơ khởi nghĩa thắng lợi, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

nam bat thoi co mau chot thanh cong cua cach mang thang tam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ công hòa. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” vào ngày 2/9/1945, trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Ở tỉnh Hà Tĩnh, do nắm bắt được chủ trương của Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh, cùng chung với khí thế Tổng khởi nghĩa cả nước, Ủy ban Khởi nghĩa đã kịp thời phát động nhân dân trong tỉnh đồng loạt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16/8/1945, khởi nghĩa thành công ở huyện Can Lộc, ngày 17/8/1945 khởi nghĩa thành công ở 2 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên.

nam bat thoi co mau chot thanh cong cua cach mang thang tam

Tượng đài Xô-viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 ở ngã ba Nghèn (Can Lộc). Ảnh: Quang Vinh

Trưa ngày 18/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh tổ chức mít tinh ở sân vận động thị xã Hà Tĩnh tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng lâm thời của tỉnh. Tiếp đó, các huyện còn lại phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Đến ngày 21/8/1945, Hương Khê là huyện cuối cùng khởi nghĩa thành công.

Như vậy, chỉ trong 5 ngày, mở đầu là huyện Can Lộc, kết thúc là huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã tiến hành cuộc khởi nghĩa nhanh, gọn và an toàn, là một trong 4 tỉnh chớp thời cơ giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.

Bài học về nghệ thuật chớp thời cơ của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, ngày nay đang được vận dụng và phát huy trong sự nghiệp đổi mới. Bởi chỉ có sáng suốt nhận định đúng tình hình, tích cực chuẩn bị lực lượng và nắm được cơ hội thì mới tạo được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại thành động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.