Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Trong nắng ấm của những ngày tháng 3, hòa cùng dòng người đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt - Nhà tù Sơn La, chúng tôi lại trào dâng biết bao cảm xúc khi chứng kiến những chứng tích lịch sử minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh cách mạng hào hùng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên trung.

Clip: Nhà tù Sơn La.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Năm 1908, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng nhà tù Sơn La trên đỉnh đồi Khau Cả (tiếng Thái nghĩa là vững chắc), nay thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Nhà tù chủ yếu để giam cầm thường phạm với diện tích 1.217m2. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo Nhân dân ta vùng lên đấu tranh chống lại chế độ áp bức của thực dân Pháp, Nhà tù Sơn La được chuyển thành Nhà ngục Sơn La với mục đích biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người chiến sỹ cộng sản Việt Nam.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, nhà tù Sơn La có tổng diện tích là 2.184 m2. Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một “địa ngục trần gian” gồm các hạng mục: cổng chính và tường rào bao quanh; hệ thống chòi canh gác; hệ thống phòng phạt giam trên mặt, dưới lòng đất; khu sân chung nhà tù...

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Những hàng rào kiên cố được bọc dây thép gai, gắn mảnh sành để ngăn tù nhân bỏ trốn

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Chòi canh được xây cao để có thể quan sát toàn bộ khuôn viên nhà tù.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp thiết kế 49 phòng giam to nhỏ khác nhau. Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích Nhà tù Sơn La không còn nguyên vẹn nhưng những bức tường nhà ngục đổ nát vẫn còn giá trị minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Nhà tù xây dựng khá kiên cố, những bức tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, có độ dày từ 40-60cm, mái được lợp bằng ngói hoặc tôn nhưng không có hệ thống trần khiến nơi đây nóng nực vào mùa hè và lạnh thấu da thịt vào mùa đông.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Thực dân Pháp còn thiết kế những phòng giam đặc biệt, được gọi là “xà lim nổi trên mặt đất“ với chiều dài khoảng 1,6m, chiều rộng và chiều cao cũng hơn 1m và cuối các phòng để một thùng đựng chất thải không có nắp đậy. Cao điểm nhất, trong 1 phòng giam đặc biệt này, thực dân Pháp đã giam đến 4 tù nhân. Khi đó, tù nhân chỉ có thể đứng lom khom, ngồi bó gối hoặc thay nhau nằm co.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Tại nhà tù Sơn La, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhiều trại giam, đặc biệt là khu xà lim ngầm sâu dưới lòng đất 3,5m với diện tích 110m2. Đây là một trong những khu tăm tối nhất của nhà tù.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Thực dân Pháp đã thiết kế tinh vi khu xà lim này khi bên trên tầng 2 là khu bếp nấu ăn của nhà tù, tầng dưới là nhà kho chứa lương thực. Mỗi xà lim cá nhân thường dùng để phạt giam có sàn nằm dài 1,6m, rộng 60cm, chỉ có một lỗ thông hơi ở phía sát trần có gắn song sắt và lưới mắt sàng nhìn ra đường lính đi tuần.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Khi cánh cửa gỗ đóng lại thì mỗi xà lim cá nhân trở thành một cái hộp kín, tù nhân phải nằm co và cũng khó phân biệt ngày và đêm.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Khu hầm ngầm này còn có 2 xà lim tập thể ở hai đầu, trong đó có một xà lim tối. Mỗi khi cánh cửa sắt khép lại phòng giam sẽ trở thành một hộp kín thiếu ô xy, không có ánh sáng, chúng dùng để giam những tù nhân mà chúng cho là “đặc biệt nguy hiểm”.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Nơi thị uy các tù nhân trốn trại được thực dân Pháp đặt ngay gần cửa ra vào nhà tù

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Trong 15 năm (1930 - 1945), thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.013 lượt tù nhân tại đây. Nơi đây đã trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng những chiến sĩ cộng sản xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn...

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Bằng chế độ nhà tù cực kỳ hà khắc và những thủ đoạn tra tấn vô cùng hiểm ác, kẻ thù tưởng sẽ tiêu diệt được tinh thần và thể xác của những chiến sĩ cách mạng, nhưng vượt lên trên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản Việt Nam đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến những phòng giam lạnh lẽo thành tổ ấm, thắm tình đồng chí của những bạn tù. Nhà tù Sơn La chính là biểu tượng của ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất của đồng bào Sơn La và của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Di tích nhà tù Sơn La gắn liền với tinh thần cách mạng của đồng chí Tô Hiệu. Ông bị giặc xếp vào phần tử nguy hiểm và biệt giam trong một gian chéo góc của nhà tù Sơn La. Trong suốt 4 năm trong nhà ngục Sơn La, ông đã vận động, cảm hóa được nhiều binh lính ở đây, nhiều người giác ngộ cách mạng, sau đó tham gia cách mạng. Cây đào ở nhà tù Sơn La được đặt tên Tô Hiệu vào năm 1945 - khi cách mạng đã thành công nhằm tượng trưng cho tinh thần đấu tranh cách mạng của một chiến sỹ kiên cường.

Thăm Di tích Nhà tù Sơn La - chứng tích hào hùng của cách mạng Việt Nam

Năm 2014, Nhà tù Sơn La được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Mỗi năm, tại di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập… nhằm nhắc nhở thế hệ nối tiếp sống và làm theo những tấm gương anh hùng, tiếp tục đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...