Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi. Đây là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Hằng năm có 7 triệu người tử vong do tác hại của thuốc lá, trong đó có 1 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra tại Việt Nam chiếm 1% (quy đổi) GDP (khoảng 67.000 tỷ đồng).
Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường. Hằng năm, có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá... Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 - 6.000 tấn formaldehyde, từ 12-47 nghìn tấn nicotine và từ 300-600 triệu kg chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá.
Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới.
Việt Nam là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Theo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại 34 tỉnh năm 2020, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020), đặc biệt tập trung cao ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi với tỉ lệ là 7,3% so với các nhóm tuổi 25 - 44 tuổi (3,2%), 45 - 64 tuổi (1,4%).
Điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh năm 2022 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử học sinh độ tuổi 13 -15 là 3,5%.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi. Đây là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.
Hút thuốc lá gây nhiều tác hại.
Để giảm thiểu, phòng chống tác hại thuốc lá, Việt Nam đã có nhiều quy định liên quan đến giảm tác hại thuốc lá như cấm quảng cáo, cấm sử dụng thuốc lá nơi công cộng,... Bên cạnh đó là chính sách thuế. Tuy nhiên, các chính sách thuế vẫn còn thấp nên tỷ lệ hạn chế, giảm thiểu về tác hại thuốc lá không cao...
Phòng chống tác hại của thuốc lá là một chương trình lâu dài và cần có những chính sách mạnh mẽ, cũng như cần sự vào cuộc của nhiều bên để xây dựng môi trường không khói thuốc. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh việc nâng cao năng lực truyền thông về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới là biện pháp quan trọng để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng...