Toàn bộ phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam hiện đã được “nhận sổ hưu” và rút khỏi lực lượng trực chiến.
Sau khi thông báo cho MiG-21 về nghỉ hưu và tạm thời cho dòng cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 đảm nhiệm vai trò tuần tra không phận, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về số phận những cánh én bạc trên, chúng sẽ được đưa ra bảo tàng, hoán cải công năng hay một vai trò gì khác.
Nhưng trước hết cần nhìn lại trường hợp nhiều quốc gia khác, khi họ mới rút chủng loại vũ khí nào đó ra khỏi biên chế chiến đấu thì trong vài năm sau (có khi lên tới hàng chục năm) chúng vẫn nằm trong danh sách dự bị chứ không phải là bán sắt vụn.
Việc làm trên ở nhiều nước nhằm đề phòng tình huống xảy ra chiến tranh cường độ cao trong tương lai, khi các loại khí tài khác bị tiêu hao với số lượng lớn thì chúng sẽ được gọi "tái ngũ" khẩn cấp nhằm lấp đầy khoảng trống.
Tiêm kích MiG-21 đang được đại tu lần cuối tại Nhà máy A32
Thực tế cho thấy Việt Nam cũng thực hiện đúng quy trình trên, ngay trước khi MiG-21 chia tay bầu trời đã có phóng sự của Kênh truyền hình Quốc phòng ghi lại cảnh những chiến đấu cơ cuối cùng thuộc lại này được đại tu, sửa chữa lớn lần cuối tại Nhà máy A32.
MiG-21 vẫn được bảo dưỡng kỹ thuật đầy đủ cho thấy nó đã đổi sang chế độ niêm cất dài hạn và đưa vào thành phần dự bị.
Theo kinh nghiệm của những người thợ kỹ thuật hàng không, nếu khéo thu gom phụ tùng từ nhiều chiếc chiến đấu cơ khác nhau lại thì cứ 5 máy bay cũ sẽ lắp được 1 máy bay với tình trạng kỹ thuật tương đối tốt.
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ khi còn đảm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng tham quan cơ sở lưu trữ MiG-21
Căn cứ vào những chỉ dấu trên, có thể đi tới nhận định rằng nếu nhận yêu cầu khẩn cấp thì "Cánh én bạc" MiG-21 sẽ có thể quay trở lại bầu trời một cách nhanh chóng để lập thêm nhiều chiến công hiển hách.
Bên cạnh đó, nếu không sử dụng MiG-21 như chức năng và nhiệm vụ ban đầu thì Việt Nam còn có thể dành cho nó một số vai trò khác như máy bay không người lái phục vụ huấn luyện (tương tự như bia bay QF-16 của Mỹ) hay thậm chí là là hoán cải thành tên lửa hành trình đối đất.
Các chuyên gia dự báo rằng phải thêm ít nhất 10 năm nữa các máy bay chiến đấu siêu âm hạng nhẹ này mới thực sự không còn vai trò trong Không quân nhân dân Việt Nam và nhận "chế độ hưu trí" toàn phần.
Các đơn vị biên phòng đóng quân ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm để quản lý, bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới biển phía Nam bình yên, giàu đẹp.
Với việc phối hợp phá thành công chuyên án lớn liên quan đến hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) và các cá nhân đã được lãnh đạo huyện khen thưởng.
Lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bộ đội và các tầng lớp Nhân dân.
Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, dù đang là sinh viên đại học, em Trần Bá Tuấn Quang (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn tình nguyện viết đơn tham gia nghĩa vụ Công an Nhân dân năm 2025.
Qua gần 3 ngày đêm (6-8/11), Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công nhiệm vụ diễn tập chỉ huy - tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa năm 2024.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Học sinh ở xã biên giới huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật hữu ích và tình yêu, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.
Đêm 6/11, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tiếp cận được Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940, phi công trong vụ máy bay quân sự rơi tại Bình Định.
Tập luyện nghiêm túc cùng tinh thần thi đấu quyết tâm cao, chấp hành kỷ luật, nội quy thao trường… là các yếu tố cơ bản để đội tuyển Công an Hà Tĩnh đạt nhiều giải cao tại hội thi.
Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mang phong cách thiết kế hiện đại, kết hợp công nghệ trình chiếu hiện đại mang đến cho khách tham quan trải nghiệm mới mẻ.
Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh tập trung thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở qua việc mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại để nắm bắt nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho bộ đội.
Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đến nay, hàng trăm thanh niên trên địa bàn Hà Tĩnh đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, sẵn sàng lên đường tòng quân.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh luôn quan tâm, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ.
Đại tướng Chanyalath nhấn mạnh sự hy sinh to lớn của Quân đội và nhân dân Việt Nam dành cho sự nghiệp cách mạng của Lào sẽ không bao giờ phai nhạt, mãi mãi in sâu trong trái tim người dân Lào.
Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) huấn luyện bộ đội thành thạo kỹ năng, làm chủ tình huống để tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
Công an Hà Tĩnh đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Sau 4 tháng chuẩn bị, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) vừa lên đường làm nhiệm vụ với quyết tâm tìm kiếm, quy tập được nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh tại nước CHDCND Lào.
Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tại Hà Tĩnh.
Trong lễ xuất quân lên đường làm nhiệm vụ, Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) nỗ lực tìm kiếm trên 12 hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào trong mùa khô 2024 – 2025.
Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hội đàm với Đại tướng Chansamone Chanyalath - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
“Giúp bạn chính là giúp mình” - BĐBP Hà Tĩnh đã thường xuyên phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng nước bạn Lào cùng nhau bảo vệ tốt tuyến biên giới chung 2 nước.
Sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ “3 cùng” với Nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) để nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Tam Quang và đồng chí Nguyễn Tân Cương.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thời gian tới, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước và quân đội về thực hiện quy chế dân chủ.