Tiền tệ châu Á hồi phục trở lại

Nếu tín hiệu FED hạ lãi suất rõ ràng hơn thì áp lực từ đồng USD tạo ra lên tỷ giá các đồng tiền khác sẽ giảm đi.

Sau cuộc họp FED ngày 1/5, cánh cửa FED có thể hạ lãi suất, thậm chí một lần trong năm nay còn được xem là khó đoán định. Nhưng với việc dữ liệu việc làm tháng 4 yếu hơn cùng tỷ lệ thất nghiệp tăng đang cho thấy kinh tế Mỹ không tăng quá nóng như lo ngại của các chuyên gia.

Đây là thông tin tích cực cho thị trường tiền tệ. Bởi nếu tín hiệu FED hạ lãi suất rõ ràng hơn thì áp lực từ đồng USD tạo ra lên tỷ giá các đồng tiền khác sẽ giảm đi. Tuần qua, các đồng tiền châu Á đã ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong gần hai tháng khi các nhà hoạch định chính sách khu vực tăng cường nỗ lực can thiệp và hỗ trợ tiền tệ thông qua nhiều phương thức khác nhau.

Tuần qua, chỉ số Bloomberg Asia Dollar Index - theo dõi các rổ tiền tệ châu Á tăng 0,4% và là mức tăng lớn nhất được ghi nhận kể từ đầu tháng 3.

Các nhà phân tích ước tính rất có thể Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã chi gần 59 tỷ USD để bảo vệ đồng Yen khỏi giảm giá với đồng USD sau ngày 29/4 vừa qua, giúp đưa đồng Yen tăng 4,5%, đạt hiệu suất hàng tuần tốt nhất trong hơn một năm.

Ông Kato Izuru - Chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường Totan, Nhật Bản cho biết: "Tôi cho rằng, công cụ tăng lãi suất hiện nay với Ngân hàng trung ương Nhật Bản là không khả thi. Nhật Bản đã phát hành một số lượng lớn trái phiếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên GDP trong nhóm các nước phát triển, nếu BOJ tăng lãi suất, áp lực trả lãi cho lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên. Do vậy, BOJ đang can thiệp hỗ trợ tỷ giá bằng cách bán USD, mua Yen".

Đồng Won Hàn Quốc cũng đã hồi phục trở lại sau khi giảm xuống 1.400 Won mỗi USD vào giữa tháng 4, mức thấp nhất trong hơn một năm.

Ông Krishna Srinivasan - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chia sẻ: "Các quốc gia châu Á hiện đang ở vị thế tốt hơn để đối phó với những biến động của tỷ giá hối đoái nhờ ít căng thẳng tài chính hơn, các khuôn khổ thể chế và nền tảng vĩ mô tốt hơn, đồng thời nên tiếp tục cho phép tỷ giá hối đoái đóng vai trò như một tấm đệm chống lại các cú sốc".

Nỗi sợ đồng USD tăng cao và lãi suất kéo dài hơn là "gót chân Achilles" của thị trường ngoại hối châu Á. Sự phục hồi hiện tại của một số đồng tiền chủ chốt như Yen Nhật, Won Hàn Quốc và đồng NDT có thể giúp tạm thời ổn định thị trường ngoại hối khu vực.

vtv.vn

Đọc thêm

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.