Tìm ra cơ chế mới kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Các nhà khoa học đã tìm ra được manh mối quan trọng về cách một số vi khuẩn tìm cách để tránh kháng sinh.

Kháng thuốc kháng sinh (AMR) dự kiến sẽ cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050. Các nhà nghiên cứu đang chạy đua để hiểu và đón đầu những lợi ích đang giảm dần của thuốc kháng sinh.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra được manh mối quan trọng về cách một số vi khuẩn tìm cách để tránh kháng sinh. Nhóm nghiên cứu do TS. Timothy Barnett, Trưởng nhóm Chẩn đoán và Sinh bệnh học tại Trung tâm Vaccine và Bệnh truyền nhiễm Wesfarmers, có trụ sở tại Tây Australia, đứng đầu.

Tìm ra cơ chế mới kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Kháng thuốc kháng sinh hiện là mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe toàn cầu.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, nhóm các nhà khoa học đã tiết lộ một cơ chế mới cho phép vi khuẩn hấp thụ chất dinh dưỡng từ vật chủ là con người và chống lại việc điều trị bằng kháng sinh.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này trong khi điều tra tính nhạy cảm với kháng sinh của Streptococcus nhóm A (Strep nhóm A)– một loại vi khuẩn có khả năng gây chết người và gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Vi khuẩn cần tạo ra folate của riêng chúng để phát triển và từ đó gây bệnh. Một số loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất folate này để ngăn vi khuẩn phát triển và điều trị nhiễm trùng.

TS. Barnett cho biết: “Khi xem xét một loại kháng sinh thường được kê đơn để điều trị nhiễm trùng do Strep nhóm A, chúng tôi đã tìm thấy một cơ chế kháng thuốc mới, lần đầu tiên vi khuẩn này đã chứng minh khả năng lấy folate trực tiếp từ vật chủ của nó khi bị ngăn chặn quá trình sản xuất của chúng. Điều này làm cho thuốc kháng sinh mất tác dụng và tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn”.

Dạng kháng thuốc mới này không thể phát hiện được trong các điều kiện thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, khiến các bác sĩ lâm sàng rất khó kê đơn thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng hiệu quả, có khả năng dẫn đến kết quả điều trị kém và thậm chí tử vong.

Kháng kháng sinh là một đại dịch thầm lặng có nguy cơ gây 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, AMR sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 100 nghìn tỷ đô la nếu chúng ta không thể tìm ra cách ngăn chặn chống lại sự thất bại của kháng sinh.

Không có kháng sinh, chúng ta phải đối mặt với một thế giới không có cách nào để ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng chết người, bệnh nhân ung thư sẽ không thể hóa trị và mọi người sẽ không được phẫu thuật trị bệnh.

Để duy trì hiệu quả lâu dài của thuốc kháng sinh, cần xác định và hiểu rõ hơn về các cơ chế kháng kháng sinh mới. Điều này sẽ hỗ trợ việc phát hiện ra các loại kháng sinh mới và cho phép theo dõi AMR khi nó phát sinh.

Trong bối cảnh AMR ngày càng gia tăng, điều quan trọng là phải có các công cụ chẩn đoán mới có thể nhanh chóng phát hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bao gồm cả tình trạng kháng phụ thuộc vào vật chủ. Do đó, với khám phá này các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển các xét nghiệm tại chỗ nhanh chóng có thể được sử dụng ở những nơi nhiễm trùng Strep nhóm A là đặc hữu.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.