Tín dụng ưu đãi tiếp sức thoát nghèo bền vững

(Baohatinh.vn) - Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ có hiệu lực từ ngày 5/9/2015. Đây được coi là động lực tiếp sức cho hộ mới thoát nghèo phát triển SXKD, thoát nghèo bền vững. Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Lưu Văn Minh - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh về chính sách mới này.

Tín dụng ưu đãi tiếp sức thoát nghèo bền vững ảnh 1

Các điểm giao dịch tại xã của Ngân hàng CSXH tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục vay vốn

- Thưa ông, nhiều năm qua, chương trình tín dụng ưu đãi đã đồng hành với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Còn theo quyết định mới này, đối tượng vay đã mở rộng đến với hộ thoát nghèo?

Hiện nay, có nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã được vay vốn tại Ngân hàng CSXH để phát triển SXKD, tuy nhiên, thực tế giá trị lợi nhuận sản phẩm của hộ nghèo, cận nghèo chưa đủ để hộ vay có thể thoát nghèo bền vững hay vươn lên làm giàu mà nguy cơ tái nghèo, cận nghèo rất cao do biến động của giá cả thị trường, điều kiện sinh hoạt chung của toàn xã hội. QĐ 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay hộ mới thoát nghèo được ban hành nhằm mục tiêu hỗ trợ các hộ đã từng là hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn SXKD ổn định để thoát nghèo một cách bền vững.

Quyết định 28/2015/QĐ-TTg đã mở rộng thêm đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi, tuy nhiên, không phải là đối với tất cả các hộ thoát nghèo mà chỉ áp dụng đối với các hộ mới thoát nghèo. Đây là những gia đình đã từng là hộ nghèo, cận nghèo qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.

Mức cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ SXKD đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.

Thời hạn cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm. Việc gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với các khoản nợ của hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với hộ nghèo theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Xin ông cho biết, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định 28/2015/QĐ-TTg như thế nào?

Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp, rà soát danh sách hộ mới thoát nghèo theo từng năm (kể từ năm 2012 trở lại đây và các năm tiếp theo) để làm cơ sở trình UBND huyện phê duyệt. Ngân hàng CSXH căn cứ danh sách của UBND huyện để làm cơ sở đối chiếu, phê duyệt cho vay. Cùng đó, Ngân hàng CSXH cáo cáo Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH cấp huyện, thị xã về cơ chế chính sách mới, tham mưu UBND huyện chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp triển khai rà soát, xác nhận đối tượng, hoàn thiện hồ sơ giải ngân nguồn vốn kịp thời. Chi nhánh cũng đã tổ chức tập huấn chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến tất cả các cán bộ Ngân hàng CSXH; phối hợp tập huấn cơ chế nghiệp vụ, hướng dẫn quy trình cho vay đến các hội nhận ủy thác cấp xã, tổ tiết kiệm và vay vốn.

Về nguồn vốn, Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động trình trung ương và đã được phân bổ 30 tỷ đồng để cho vay trong năm 2015. Trong các năm tiếp theo, chi nhánh sẽ tiếp tục phối hợp, khảo sát nhu cầu vay vốn để đề nghị bổ sung nguồn vốn, đáp ứng tối đa nhu cầu của nhân dân.

Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đang phối hợp với UBND, các hội nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức bình xét cho vay, lập danh sách xác nhận cho vay, hoàn thiện hồ sơ giải ngân kịp thời nguồn vốn trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

- Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Không chỉ được xem là “điểm hẹn” du xuân của nhiều người, những phiên chợ truyền thống ngày Tết ở Hà Tĩnh còn là nơi hướng về cội nguồn với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Những ngày cuối năm, nhu cầu rửa xe của người dân Hà Tĩnh tăng đột biến nên các tiệm rửa xe phải hoạt động với công suất gấp 3-4 lần ngày thường, thu nhập nhờ đó cũng tăng cao.
Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.