Tính dân tộc, khoa học, đại chúng của văn hóa

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống văn hóa lâu đời. Dòng chảy văn hóa ấy qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử ngày càng mạnh mẽ và thấm đẫm, trở thành bản sắc riêng của dân tộc. Ngay từ những ngày tháng non trẻ, Đảng ta rất coi trọng phát triển văn hóa. Đã 7 thập kỷ đi qua, đến nay, bản Đề cương văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị, trở thành “hòn đá tảng” cho đường lối, chính sách của Đảng suốt cả chặng đường cách mạng, đặc biệt là 3 nguyên tắc của văn hóa Việt Nam mà bản đề cương đã đề cập đến: dân tộc, khoa học và đại chúng.

70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Trong phần “Cách đặt vấn đề”, bản đề cương đã nêu rõ thái độ Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn hóa: “Mặt trận văn hóa là một trong 3 mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó, người cộng sản phải hoạt động và “cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo…”. Đặc biệt, bản đề cương đã đưa ra 3 nguyên tắc vận động của văn hóa nước Việt Nam trong giai đoạn này: dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập); đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng); khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ).

Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chúng ta càng thấy rõ con đường đi của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là đúng đắn và ưu việt. Văn hóa luôn được coi là một mặt trận như Bác Hồ đã nói: “Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Văn hóa luôn song hành và phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng và luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trong 7 thập kỷ qua, văn hóa Việt Nam luôn đảm bảo được 3 nguyên tắc (cũng có người gọi là 3 tính chất) đó là dân tộc, khoa học và đại chúng.

Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất ở việc phản ánh khát vọng của dân tộc Việt Nam, đó là khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khát vọng hòa bình. Đời sống tâm hồn, tình cảm, mọi mối quan hệ riêng chung của người dân Việt Nam mấy chục năm qua đều xoay quanh khát vọng ấy. Và từ khát vọng trở thành lý tưởng, hành động của cả một thế hệ. Tiếng Việt trong sáng, đa thanh, đa ngữ cảnh được làm giàu có và phong phú bởi thể thơ lục bát, ca dao, văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại “Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ” (Lưu Quang Vũ). Các loại hình văn nghệ dân gian được gìn giữ và lưu truyền như chèo, tuồng, cải lương, ca trù, ví, giặm, hát then, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên… cùng các sinh hoạt, tập tục, lễ hội trong đời sống của người Việt hàng ngàn năm được lưu truyền, phục dựng… đã chứng tỏ sức sống lâu bền và bản sắc của văn hóa Việt Nam.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, bản sắc dân tộc và khát vọng thời đại hòa làm một tạo thành dòng chảy mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, làm xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ say mê sáng tạo, đóng góp sức mình cho dân tộc như: Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Tô Hoài, Huy Cận, Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ…

Sông quê. Ảnh: Đậu Bình
Sông quê. Ảnh: Đậu Bình

Một thế hệ các nhà nghiên cứu, phê bình như các giáo sư: Vũ Khiêu, Phan Huy Lê, Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Cao Xuân Hạo… đã làm cho truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam thêm dồi dào sinh lực, kết tinh và hài hòa tinh hoa dân tộc qua các thời đại. Đặc biệt, từ năm 1998, khi Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa càng được các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn dân coi trọng. Hình ảnh con người Việt Nam yêu nước, trọng nghĩa tình, chung thủy và nhân ái ngày càng được tô đậm. Điều hiện nay nhiều người băn khoăn và cũng là trách nhiệm của Đảng, chính quyền, ngành VH-TT&DL là sự phai nhạt lý tưởng, lối sống thực dụng, xa rời lịch sử truyền thống của dân tộc, lai căng, bắt chước không phù hợp trong đời sống văn hóa của một bộ phận thanh niên. Đây cũng là vấn đề cấp bách trong việc gìn giữ tính dân tộc của văn hóa Việt Nam.

Nói về tính khoa học của văn hóa, bản đề cương giải thích rõ rằng: chống lại tất cả những gì trái khoa học, phản tiến bộ. Nền văn hóa của chúng ta suốt 7 thập kỷ qua đã đưa đến một tư duy khoa học cho mọi tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ứng dụng KHKT vào sản xuất và đời sống, bài trừ hủ tục lạc hậu, đấu tranh với tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 27 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ chỗ 95% dân số mù chữ sau 1945, nhờ chủ trương diệt “giặc dốt”, chăm lo đẩy mạnh GD-ĐT, phát triển KHCN, đến nay, cả nước có gần 30 triệu người đi học ở tất cả các cấp học, các loại hình đào tạo.

Hàng năm, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách các nước có học sinh giỏi quốc tế và được UNESCO đánh giá cao về các lĩnh vực giáo dục, y tế, XĐGN. Nền văn hóa của chúng ta phù hợp với quá trình vận động của lịch sử, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. Điều cần quan tâm nhất hiện nay là công tác quản lý di tích, lễ hội, thiết chế văn hóa, dịch vụ viễn thông và Internet, dịch vụ giải trí… cần được quản lý một cách khoa học, văn minh hơn.

Ca trù Cổ Đạm - loại hình nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Sỹ Ngọ
Ca trù Cổ Đạm - loại hình nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Sỹ Ngọ

Văn hóa là các giá trị tinh thần và vật chất do nhân dân Việt Nam sáng tạo nên và trở lại phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân. Tính đại chúng của văn hóa Việt Nam vì thế thể hiện ở mục đích phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội. Các loại hình văn hóa nghệ thuật, các lễ hội, hệ thống thiết chế văn hóa, di sản văn hóa… do nhân dân dày công sáng tạo và vun đắp đã phát huy tác dụng, phục vụ đời sống nhân dân trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, nếu không có cách tiếp nhận, không có phương pháp tổ chức và tuyên truyền thì các hoạt động văn hóa sẽ rất khó lòng thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, nhất là với giới trẻ.

Là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với hệ thống di sản vật thể và phi vật thể phong phú và có giá trị, Hà Tĩnh đang từng bước biến “hòn ngọc truyền thống” thành tài sản chung và có trách nhiệm giữ gìn, phát triển. 70 năm qua, văn hóa Hà Tĩnh đã hòa vào dòng chảy của văn hóa Việt Nam, đã nổi lên như một gương mặt với những nét riêng không thể trộn lẫn. Đó là truyền thống văn chương khoa bảng và hiếu học, truyền thống cách mạng, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, hấp dẫn. Dân ca ví, giặm, ca trù, chèo Kiều… cùng tên tuổi nhiều danh nhân đã trở thành tài sản tinh thần quý giá.

Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 11 về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần NQ T.Ư 5, Chỉ thị 20 về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã, gia đình văn hóa… HĐND tỉnh đã ra nghị quyết và UBND tỉnh đã ban hành đề án xây dựng thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020.

Ngành VH-TT&DL đã có nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật và lễ hội, đồng thời nhìn rõ những hạn chế, yếu kém hiện nay để có giải pháp khắc phục; ngành GD-ĐT, KHCN, các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng rất coi trọng việc phát triển xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc. Tất cả để làm cho văn hóa Hà Tĩnh đậm đà tính dân tộc hơn, khoa học hơn, đại chúng hơn, trở thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo mục tiêu và động lực cho sự phát triển của tỉnh nhà.

Đọc thêm

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.