Tổ chức đoàn ở Hà Tĩnh: Thiếu biên chế hàng loạt, hẫng hụt đội ngũ kế cận!

(Baohatinh.vn) - 13 huyện, thị, thành đoàn ở Hà Tĩnh đều thiếu biên chế với tổng số 25; toàn tỉnh có 94 cán bộ đoàn quá tuổi (cấp tỉnh, huyện 17 người, cấp xã 69 người). Con số này được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh báo cáo Bí thư Tỉnh ủy ngay sau khi Báo Hà Tĩnh đăng bài "Một huyện đoàn chỉ còn 2 người làm việc" vào hôm qua (6/5).

Tổ chức đoàn ở Hà Tĩnh: Thiếu biên chế hàng loạt, hẫng hụt đội ngũ kế cận!

Cơ quan Huyện đoàn Cẩm Xuyên chỉ còn 2 cán bộ họp triển khai nhiệm vụ tháng 5

Thực trạng một huyện đoàn chỉ còn 2 biên chế không chỉ xảy ra ở Cẩm Xuyên mà còn ở nhiều nơi. Huyện Hương Sơn, định biên của huyện đoàn là 6 nhưng hiện có 2; huyện Kỳ Anh được giao 4 biên chế, hiện có 2; Vũ Quang biên chế được giao 5 nhưng chỉ có 3 (trong đó một cán bộ đi học).

Theo khảo sát của cơ quan Tỉnh đoàn, trong 13 huyện thị, thành đoàn, tất cả đều thiếu biên chế, phổ biến là 2 biên chế như: TP Hà Tĩnh, Lộc Hà, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân…

“Có thời điểm, Huyện đoàn Kỳ Anh chỉ có 1 người làm việc. Tháng 8/2017, khi tổ chức Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2022, huyện đoàn chỉ còn mình tôi nên phải lo tất tật. Sau khi tỉnh tổ chức thi tuyển, huyện đoàn được bổ sung 1 biên chế nên hiện tại có 2 anh em làm việc” - Bí thư Huyện đoàn Kỳ Anh Nguyễn Cao Cường cho hay.

Mặc dù có 2 người làm việc nhưng hiện tại, Huyện đoàn Kỳ Anh vẫn chưa có cấp phó.

Được biết, tại huyện Kỳ Anh, sau khi chia tách địa giới hành chính vào năm 2015, việc thiếu cán bộ, công chức làm việc đã là “diện rộng”; các phòng, ban, ngành đều thiếu so với định biên.

Để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ đoàn, theo anh Nguyễn Cao Cường, “Thường trực Huyện ủy cho chủ trương tìm nhân tố nhưng đoàn không tìm ra”.

Tổ chức đoàn ở Hà Tĩnh: Thiếu biên chế hàng loạt, hẫng hụt đội ngũ kế cận!

Đội ngũ cán bộ đoàn hiện rất khó khăn do thiếu nguồn

Tại Vũ Quang, trước tháng 4, do điều động Bí thư Huyện đoàn về công tác tại MTTQ tỉnh, cùng với đó là 1 cán bộ đi học cao cấp chính trị nên có thời điểm, Huyện đoàn chỉ còn 1 người làm việc. Để giải quyết vấn đề này, ngày 23/4, Ban Thường vụ Huyện ủy đã điều động Trưởng phòng Tư pháp Nguyễn Đức Anh sang giữ chức vụ Bí thư Huyện đoàn. Tuy vậy, Huyện đoàn này cũng chỉ có 1 lãnh đạo, không có cấp phó.

“Địa bàn huyện rộng, trong khi đội ngũ thiếu nên khó điều hành, triển khai các hoạt động. Nếu đủ người thì việc tăng cường công tác cơ sở sẽ thuận lợi hơn” – anh Lê Xuân Thắng, Ủy viên Ban thường vụ Huyện đoàn Vũ Quang cho hay.

Tổ chức đoàn ở Hà Tĩnh: Thiếu biên chế hàng loạt, hẫng hụt đội ngũ kế cận!

Nhiều năm nay, ĐVTN Hà Tĩnh luôn tích cực đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn trao đổi: Trong 18 huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc có 17 bí thư đoàn đến tuổi và quá tuổi theo Quyết định 289-QĐ/TW, ngày 8/2/2010 của Ban Bí thư, trong đó nêu rõ, đối với cán bộ đoàn cấp huyện “tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi”. Hiện tại, có những đồng chí đã nhiều tuổi như Nguyễn Thị Thu Trang – Bí thư Huyện đoàn Nghi Xuân sinh năm 1981; các Bí thư Huyện đoàn Lộc Hà, Đức Thọ, Thành đoàn Hà Tĩnh, Khối các Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đều sinh năm 1982. Riêng Tỉnh đoàn, biên chế được giao 31 nhưng hiện có 26, trong đó có 8 cán bộ đã quá tuổi theo quy định”.

Tìm hiểu tại các địa phương, được biết, tình trạng thiếu biên chế trên diện rộng là do… thiếu bổ sung công chức. Năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thi tuyển công chức khối Đảng, đoàn thể nhưng hàng trăm thí sinh không thi đậu vào các huyện đoàn. Trước đó, kỳ thi tuyển gần nhất tổ chức cách đó 4 năm - tương đương 1 lứa cán bộ đoàn (năm 2013).

Khó khăn trong việc bổ sung đội ngũ dẫn đến hệ quả tất yếu: cán bộ đoàn quá tuổi, tổ chức đoàn thiếu người kế cận. Trong khi đó, nguồn công chức “nhìn” từ khối Đảng, nhà nước cũng khan hiếm do phụ thuộc độ tuổi, kỹ năng làm công tác đoàn...

Tổ chức đoàn ở Hà Tĩnh: Thiếu biên chế hàng loạt, hẫng hụt đội ngũ kế cận!

Lễ trao quyết định kiện toàn tổ chức, bộ máy Đoàn khối CCQ&DN tỉnh Hà Tĩnh.

“Từ lâu, Tỉnh đoàn và các tổ chức đoàn trực thuộc luôn trăn trở để giải quyết các khó khăn nêu trên. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ đoàn hiện rất khó khăn do thiếu nguồn. Trong phạm vi rà soát của Tỉnh đoàn, toàn tỉnh có 116 bí thư, phó bí thư đoàn trường THPT nhưng chỉ có 11 người đủ độ tuổi theo quy định. Tuy nhiên, trong số này có những giáo viên không nên thu hút về huyện đoàn do chuyên ngành đào tạo, vì nếu thu hút, sau đó sẽ gặp khó khăn giải quyết”đầu ra“thời điểm quá tuổi cơ cấu. Việc điều chuyển bí thư đoàn xã lên cấp huyện cũng gặp khó khăn do vướng các quy định của luật. Các phòng, ngành cấp huyện, theo thông tin có được thì nhiều huyện không có nhân tố đảm bảo độ tuổi, năng lực làm đoàn” - Bí thư Tỉnh đoàn cho hay.

Bí thư Tỉnh đoàn cũng chia sẻ: “Thông thường phải 3 - 5 năm mới đào tạo được một cán bộ đoàn. Bởi vậy, nên chăng cần có cơ chế đặc thù trong tuyển dụng công chức làm việc tại huyện, thị, thành đoàn. Theo quyết tâm, Hà Tĩnh sẽ sáp nhập 93 xã, vì thế, nên chăng rà soát đội ngũ cán bộ đoàn các xã thuộc diện này để sàng lọc những cán bộ đủ tuổi, đảm bảo tiêu chuẩn để có thể cân nhắc biệt phái về làm chuyên trách tại đoàn cấp trên”.

Đọc thêm

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.