Tòa nhà Quốc Hội Đức Reichstag.
Tên nước: Cộng hoà Liên bang Đức (Federal Republic of Germany)
Thủ đô: Berlin
Ngày Quốc khánh: 3/10 (Ngày thống nhất nước Đức)
Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng châu Âu và được bao bọc bởi 9 nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg. Tổng biên giới dài 3.757km.
Diện tích: 357.021 km2
Khí hậu: CHLB Đức thuộc vùng khí hậu đại dương/lục địa ôn hoà với thời tiết thường xuyên thay đổi và chủ yếu là gió Tây. Có các mùa xuân, hạ, thu, đông, rất khác nhau về nhiệt độ và mức độ mưa mù, tuyết sương.
3 trong số những thương hiệu xe hơi Đức được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Ngôn ngữ: Tiếng Đức
Đơn vị tiền tệ: Euro
Dân số: 82.667.685 (năm 2016)
Kỳ vọng sống khi sinh: (LEB - số năm trung bình mà một trẻ em hoặc một nhóm trẻ em mới sinh được kỳ vọng sống sót trong quãng đời còn lại) 81,09 tuổi (năm 2015)
Tài nguyên: CHLB Đức là nước có ít tài nguyên khoáng sản, nhưng có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi cho giao thông vận tải và thủy điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông Rhein, Elbe, Main, Weser, Danuyp và Spree.
Bản đồ hành chính Cộng hoà Liên bang Đức.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 3,467 nghìn tỷ USD (năm 2016)
GNP bình quân đầu người: 43.660 USD (năm 2016)
Tỷ lệ thất nghiệp: 5,9% (năm 2016)
Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới và được xem là đầu tàu kinh tế-chính trị của Liên minh châu Âu (EU). Các ngành công nghiệp chủ yếu của Đức là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ năm 1975 Đức là thành viên của G8.
Hành chính: Nước Đức có tất cả 16 bang. Trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng hành chính.
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. (Ảnh minh hoa: Bmjv.de)
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện.