NASA sử dụng các quan sát vệ tinh để chỉ ra tình trạng lượng băng tan lớn (đặc biệt là từ Greenland) đã phân bổ lại trọng lượng cũng như trục quay của Trái Đất. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là “sự trôi dạt địa cực”.
Các vệ tinh GRACE của NASA đo khối lượng từ những tảng băng ở Greenland. Ảnh: Mashable
“Trái Đất giống như một con quay, trục của nó sẽ bị thay đổi nếu chúng ta đặt nhiều khối lượng hơn vào một bên”, Isabella Velicogna, giáo sư khoa học hệ thống trái đất tại Đại học California giải thích.
Trục Trái Đất dịch chuyển về phía đông sau năm 2000. Ảnh: Mashable
Tuy nhiên, sự thay đổi này của trục Trái Đất sẽ không ảnh hưởng đến sự sống trên hành tinh nhưng việc băng tan là điều đáng được chú ý.
Đây là một điều đáng quan ngại khi một mét khối nước nặng đến một tấn và có tới 268 tỷ tấn băng tan mỗi năm tại Greenland.
Việc băng tan tại các sông băng và các tản băng trôi đóng góp lớn vào sự thay đổi trục của Trái Đất. Bên cạnh đó, sự luân chuyển chậm của lớp đá bên trong lớp vỏ hành tinh cùng với việc khai thác nước ngầm cũng góp phần vào hiện tượng trên.
Vấn đề băng tan sẽ ngày càng khủng khiếp hơn trong thời gian tới do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, mực nước biển dâng ngày càng nhanh, con số này đẵ tăng khoảng 20 đến 22 cm từ cuối năm 1800. Liên Hợp Quốc dự đoán sự thay đổi của mực nước biển sẽ chạm mốc từ 60 đến 90 cm vào cuối thế kỷ này.
Mực nước biển tăng từ năm 1900. Ảnh: Mashable
Mực nước biển tăng lên sẽ ảnh hưởng nặng nề đến một số thành phố khác do tình trạng băng tan tại Tây Nam Cực hoặc Greenland. Cụ thể, các thành phố dọc theo bờ biển phía đông nước Mỹ dễ bị ảnh hưởng nặng nhất.
Ngoài những thay đổi trên hành tinh, mặt trời và các vật thể khác trong hệ mặt trời cũng là tác nhân ảnh hưởng đến Trái Đất (gọi là gọi là Chu kỳ Milankovitch).