Sự sống trên Trái Đất có thể biến mất sau 1 tỷ năm nữa

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Geoscience dự đoán khí quyển giàu oxy trên Trái Đất có thể chỉ tồn tại trong hơn một tỷ năm.

Sự sống trên Trái Đất có thể biến mất sau 1 tỷ năm nữa

Mô phỏng ngoại hành tinh giống Trái Đất. Ảnh: Coversation.

Khi Mặt Trời già đi, nó trở nên ngày càng sáng hơn, có nghĩa trong tương lai, Trái Đất sẽ nhận được nhiều năng lượng hơn. Nguồn năng lượng gia tăng sẽ ảnh hưởng tới bề mặt hành tinh, gia tăng mài mòn đá silicate như bazan và granite. Các loại đá trên bị mài mòn, khiến carbon dioxide bị rút khỏi khí quyển và thông qua phản ứng hóa học trong khoáng chất chứa carbonate.

Về lý thuyết, Trái Đất sẽ bắt đầu nguội dần khi lượng carbon dioxide sụt giảm, nhưng trong khoảng 2 tỷ năm tới, hiệu ứng này sẽ giảm đi do ánh sáng ngày càng gay gắt từ Mặt Trời.

Carbon dioxide, cùng với nước, là một trong những yếu tố chính mà cây trồng cần để quang hợp. Trong điều kiện lượng carbon dioxide giảm, quang hợp sẽ diễn ra ít hơn và một số loại cây có thể chết hàng loạt. Cây trồng ít quang hợp hơn kéo theo sản xuất oxy giảm. Dần dần, mật độ oxy trong khí quyển Trái Đất sẽ giảm, dẫn tới khủng hoảng cho các dạng sống khác.

Để tìm hiểu khi nào điều này xảy ra, các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản và Mỹ sử dụng mô phỏng máy tính để lập mô hình tiến hóa trong tương lai của chu kỳ carbon, oxy, phosphorus và lưu huỳnh trên bề mặt Trái Đất. Họ cũng xem xét tiến hóa khí hậu và cách bề mặt Trái Đất (lớp vỏ, đại dương và khí quyển) tương tác với phần bên trong (lớp phủ).

Nhóm nghiên cứu lập mô hình hai trường hợp: hành tinh giống Trái Đất với sinh quyển đang hoạt động và hành tinh không có sinh quyển hoạt động. Cả hai tình huống đều cho kết quả giống nhau. Lượng oxy bắt đầu giảm mạnh trong khoảng 1 tỷ năm tới. Phát hiện chỉ ra dù lượng carbon dioxide sụt giảm và quang hợp ảnh hưởng tới nồng độ oxy, tác động của quá trình chỉ là thứ yếu đối với tương tác giữa lớp phủ và môi trường bề mặt.

Nhóm tác giả nghiên cứu kết luận không khí giàu oxy có thể chỉ tồn tại khoảng 1,08 tỷ năm nữa. Oxy bắt đầu tích tụ trong khí quyển Trái Đất cách đây 2,5 tỷ năm. Nhiều khả năng nồng độ oxy tương đối thấp trong phần lớn lịch sử hành tinh, chỉ tăng lên tới gần mức hiện nay sau cách mạng cây trồng trên đất liền vào khoảng 400 triệu năm trước.

Các nhà nghiên cứu ước tính tổng thời gian có thể sinh sống trên Trái Đất trước khi mất nước. Tuy nhiên, môi trường giàu oxy chỉ tồn tại khoảng 20-30% thời gian đó.

Theo An Khang/VNE/Space

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.