(Baohatinh.vn) - 250 công chức văn hóa xã, bí thư đoàn và thành viên tổ chuyển đổi số cộng đồng ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống lừa đảo trên không gian mạng.
Sáng 29/7, huyện Lộc Hà tổ chức tập huấn chuyển đổi số và một số nội dung quan trọng khác cho 250 người là công chức văn hóa xã, bí thư đoàn xã và trưởng, phó, các thành viên trong các tổ chuyển đổi số cộng đồng.
Các học viên đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng, nhận diện rõ các hình thức lừa đảo như: combo du lịch giá rẻ để chiếm đoạt tiền bạc và thông tin; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; thông báo khóa sim vì chưa chuẩn hóa thuê bao; cài cắm ứng dụng, đường link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen; rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử; đầu tư chứng khoán tiền ảo, đa cấp; tuyển cộng tác viên bán hàng online...
Đặc biệt, các học viên cũng được nhắc nhở, lưu ý phòng tránh những thủ đoạn tinh vi mà các đối tượng lừa đảo thường sử dụng gần đây như: sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo hình ảnh giả dạng người thân thực hiện lừa đảo trực tuyến; giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án điều tra, xử lý các vụ án để yêu cầu chuyển tiền, thông tin cá nhân; đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng; đánh cắp tài khoản mạng xã hội để thực hiện chiêu trò vay mượn tiền bạn bè, người thân người bị hại; giả danh nhân viên y tế lừa người thân đang bị cấp cứu; giả danh công ty tài chính cho vay lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn...
Trong 1 ngày, cùng với chuyên đề hướng dẫn nhận diện các hình thức lừa đảo trên không gian mạng, ban tổ chức tiến hành lên lớp nhiều chuyên đề quan trọng khác như: tuyên truyền Luật Căn cước và việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; hướng dẫn đăng ký, sử dụng tài khoản dịch vụ công, tài khoản VNeID; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em...
Buổi tuyên truyền nhằm giúp cán bộ hội nông dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) nắm rõ hơn về các quy định, nâng cao kỹ năng khi tham gia giao thông để cùng vận động mọi người chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ
Chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt, tận diệt chim trời.
19 bị cáo gây rối trật tự công cộng và vô ý làm chết người đã bị Tòa án nhân dân TP Hà Tĩnh xử phạt bằng những mức án nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Khi biết trăn đất là động vật quý hiếm, cần được bảo vệ, anh Phan Khắc Thành ở xã Phù Lưu , huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã bàn giao cho các lực lượng chức năng để thả về tự nhiên.
Với hành vi tàng trữ và mua bán trái phép chất ma tuý, Đồng Phúc Phương và Nguyễn Văn Kỷ đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt tổng mức án 26 năm tù giam.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trần Đăng Đức về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Kẻ cướp đi mạng sống của Thượng úy Trần Trung Hiếu (trú thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã phải trả giá bằng bản án tử hình và để lại nỗi đau cho những người ở lại.
Cơ quan Công an đã lập biên bản nhắc nhở, răn đe đối với sinh viên N.M.Đ, đồng thời trao đổi với nhà trường để tăng cường công tác quản lý sinh viên trong thời gian tới.
Xác định hành vi phạm tội của bị cáo Mai Chí Phương và Võ Thị Thành đặc biệt nguy hiểm, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 2 bị cáo mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sở TT&TT Hà Tĩnh khuyến cáo về tình trạng lợi dụng bão số 3, một số cá nhân đã lừa đảo, kêu gọi quyên góp từ thiện nhằm trục lợi và thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.
Hơn 178 kg pháo nổ và nhiều tang vật được Công an Hương Sơn (Hà Tĩnh) thu giữ trong các vụ án từ đầu năm đến nay được thực hiện tiêu hủy theo đúng quy định.
Thời gian qua, không ít người dân Hà Tĩnh và các địa phương trong cả nước không thể đổi giấy phép lái xe ô tô trong thời gian bị tước giấy phép lái xe mô tô, do đã tích hợp bằng lái...
Buổi tuyên truyền giúp sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh có thêm những kiến thức về tham gia giao thông an toàn, các ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông...
Công an các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Lộc Hà và TX Kỳ Anh đang chuẩn bị kế hoạch tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (quý 3) diễn ra trong ngày 14 và 15/9.
Lợi dụng thiệt hại do bão số 3 gây ra, một số đối tượng có hành vi lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ. Người dân cần đặc biệt cảnh giác để không mất tiền oan.
Việc tuyên truyền về Luật An toàn giao thông giúp giáo viên, học sinh Hà Tĩnh nắm rõ các nguyên tắc cơ bản, trang bị kỹ năng cần thiết để tham gia giao thông an toàn.
Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, mô hình dân vận khéo về phòng chống vi phạm khai thác IUU ở huyện Kỳ Anh đã đem lại hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng khai thác hải sản trái phép.
Dù biết phạm pháp nhưng Nguyễn Thị Hiển vẫn tìm mọi cách “qua mặt” lực lượng chức năng Hà Tĩnh để thực hiện hành vi trốn thuế với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn S. (TP Hà Tĩnh) hỏi: Tôi được cơ quan công an mời làm chứng một vụ án về giao thông. Vậy, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng được pháp luật quy định như thế nào?
Gần 100 phạm nhân được đề nghị đặc xá và sắp chấp hành xong án phạt tù tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) đã được tuyên truyền pháp luật, tư vấn hướng nghiệp.