Tranh cãi về tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới trị giá 10.200 tỷ đồng

Bức "Salvator Mundi" (Người giải cứu thế giới) từng được bán ra tại một cuộc đấu giá tổ chức ở New York (Mỹ) hồi năm 2017, mức giá lên tới 450,3 triệu USD (tương đương gần 10.200 tỷ đồng).

Tranh cãi về tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới trị giá 10.200 tỷ đồng

Bức “Salvator Mundi” (Người giải cứu thế giới) từng được bán ra tại một cuộc đấu giá tổ chức ở New York (Mỹ) hồi năm 2017, mức giá lên tới 450,3 triệu USD (tương đương gần 10.200 tỷ đồng) (Ảnh: Daily Mail).

Bức tranh “Salvator Mundi” (Người giải cứu thế giới) từng được bán ra tại một cuộc đấu giá tổ chức ở New York (Mỹ) hồi năm 2017, với mức giá lên tới 450,3 triệu USD (tương đương gần 10.200 tỷ đồng). Tác phẩm được mua bởi một vị hoàng tử đến từ Ả Rập Saudi, mức giá được trả đã xác lập kỷ lục trong lịch sử đấu giá các tác phẩm hội họa.

Dù vậy, kể từ khi bức tranh được mua với mức giá kỷ lục, tác phẩm này đã biến mất bí ẩn khỏi các cuộc triển lãm. Giới chuyên gia hội họa cũng đặt nhiều câu hỏi về tính xác thực của tác giả tác phẩm, khi nhà đấu giá vốn giới thiệu đây là tác phẩm của danh họa Leonardo da Vinci, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đây là một thông tin rất khó kiểm chứng để có thể khẳng định một cách xác đáng.

Mới đây, bảo tàng Prado ở Madrid, Tây Ban Nha, đã tung ra một cuốn catalogue giới thiệu nội dung cuộc triển lãm có tên “Leonardo and the Copy of the Mona Lisa” (Leonardo và tranh chép về nàng Mona Lisa).

Trong cuốn catalogue, bảo tàng này đã tuyên bố rằng bức “Salvator Mundi” không phải được vẽ bởi chính vị danh họa mà chỉ được ông giám sát thực hiện mà thôi, còn họa sĩ vẽ tác phẩm chính là học trò tại xưởng vẽ của ông.

Đây là tuyên bố thẳng thắn nhất và là tuyên bố chính thức đầu tiên được đưa ra bởi một bảo tàng danh tiếng xung quanh bức “Salvator Mundi” kể từ sau khi bức tranh được bán đấu giá hồi năm 2017.

Tranh cãi về tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới trị giá 10.200 tỷ đồng

Bảo tàng Prado vừa tuyên bố rằng bức “Salvator Mundi” không phải được vẽ bởi chính danh họa Da Vinci (Ảnh: Daily Mail).

Trên thị trường hội họa, bức “Salvator Mundi” đã từng có số phận chìm nổi suốt một thời gian dài, khi xuất hiện trở lại, ngay lập tức bức tranh này được “tiếp thị” với danh nghĩa là tác phẩm cuối cùng của Da Vinci còn có thể mua được trên thị trường, bởi các tác phẩm khác vốn được xác thực là do Da Vinci đích thân thực hiện đều đã thuộc về các viện bảo tàng, triển lãm danh tiếng thế giới.

Các đơn vị này sẽ không bao giờ bán ra những tác phẩm có giá trị lớn làm nên thanh danh cho bộ sưu tập của mình. Người ta từng ví bức “Salvator Mundi” tựa như phiên bản nam của bức “Mona Lisa”, bởi cả hai bức tranh đều là tranh chân dung và đều gắn liền với tên tuổi danh họa Da Vinci.

Dù được một số chuyên gia hội họa uy tín lên tiếng xác nhận là tranh của Da Vinci để làm căn cứ cho cuộc đấu giá, nhưng cũng có một số chuyên gia hội họa nghi ngờ điều này, bởi thời gian trôi qua đã quá lâu, rất khó dựa vào những manh mối đã phai nhạt trên tranh để có thể xác định chắc chắn đây có phải tranh do đích thân Da Vinci thực hiện hay không.

Điều này là một cuộc tranh cãi âm ĩ trong giới hội họa suốt vài năm qua, giờ đây, bảo tàng Prado là viện bảo tàng danh tiếng đầu tiên trên thế giới chính thức đưa ra quan điểm về tác phẩm này, bảo tàng Prado cho rằng tác phẩm “Salvator Mundi” chỉ được Da Vinci “giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện” mà thôi.

Viện bảo tàng Prado là viện bảo tàng nghệ thuật lớn hàng đầu tại Tây Ban Nha. Khi những tuyên bố chính thức về sự nghi ngờ xung quanh tác phẩm “Salvator Mundi” bắt đầu được đưa ra, những điều này sẽ có ảnh hưởng và tác động mạnh tới giá trị của bức tranh.

Tranh cãi về tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới trị giá 10.200 tỷ đồng

Thực tế, việc bức “Salvator Mundi” im hơi lặng tiếng suốt vài năm qua (Ảnh: Daily Mail).

Thực tế, việc bức “Salvator Mundi” im hơi lặng tiếng suốt vài năm qua, không hề xuất hiện tại bất cứ triển lãm nào dù rất được chào mời, săn đón, đã và đang bị giới chuyên gia hội họa diễn giải là một động thái cứu nguy cho tác phẩm, bởi nếu tác phẩm xuất hiện và các chuyên gia đều có cơ hội trực tiếp quan sát tác phẩm để từ đó đưa ra nhận định của mình.

Như thế, sẽ có rất nhiều luồng thông tin trái chiều xuất hiện xung quanh tác phẩm vốn đã gây bàn luận này, điều đó sẽ tác động tới vị thế và giá trị của tranh.

Triển lãm “Leonardo and the Copy of the Mona Lisa” mà bảo tàng Prado tiến hành có nội dung chính xoay quanh xưởng tranh của vị danh họa nổi tiếng Leonardo da Vinci, để công chúng hiểu hơn về bản chất của những tác phẩm được thực hiện tại các xưởng tranh “bottega”.

“Bottega” là những xưởng tranh của các họa sĩ danh tiếng, họ thu nhận học trò để dìu dắt vừa để có người phụ việc. Các học trò khi đạt tới một trình độ nhất định sẽ bắt đầu được giúp danh họa thực hiện các tác phẩm, các đơn đặt hàng dưới sự giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ của thầy.

Tác phẩm được thực hiện bởi học trò trong xưởng của thầy khi xuất ra khỏi xưởng vẫn sẽ mang tên của bậc thầy nhưng giá trị tác phẩm rất khác với bức vẽ được bậc thầy đích thân thực hiện từ đầu đến cuối. Các xưởng tranh “bottega” không che giấu thông tin nhưng qua thời gian, thông tin cũng không còn rõ ràng hoặc đã mất hẳn.

Tranh cãi về tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới trị giá 10.200 tỷ đồng

Bức “Salvator Mundi” gây tranh luận chính bởi người ta không thể kết luận tranh có phải do Da Vinci thực hiện từ đầu đến cuối không (Ảnh: Daily Mail).

Bức “Salvator Mundi” gây tranh luận chính bởi người ta không thể kết luận tranh có phải do Da Vinci thực hiện từ đầu đến cuối không, hay là một bức được học trò thực hiện dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy. Chính điều này sẽ tác động rất mạnh tới vị thế và giá trị của tác phẩm trong giới hội họa.

Thông tin về bức “Salvator Mundi” còn được lưu lại tới hôm nay rất ít ỏi, những manh mối về thủ pháp hội họa qua thời gian hàng thế kỷ đã phai nhạt, những yếu tố này khiến sự tranh luận khó lòng đi tới một kết quả khiến các chuyên gia hội họa đương đại cùng cảm thấy thuyết phục.

Catalogue giới thiệu về triển lãm tại bảo tàng Prado đề cập: “Có những thời điểm Leonardo da Vinci cảm thấy khó có thể bắt tay vào thực hiện tác phẩm bởi ông là một người theo đuổi sự hoàn hảo, mà ông lại có quá nhiều đơn hàng, bên cạnh đó, Da Vinci còn là một thiên tài đa lĩnh vực, cùng lúc ông quan tâm tới nhiều lĩnh vực, vì vậy, các học trò thường giúp ông thực hiện các đơn hàng”.

Trong cuốn catalogue này giới thiệu những tác phẩm được đích thân Da Vinci thực hiện và những tác phẩm ông hướng dẫn học trò thực hiện. Bức “Salvator Mundi” nằm ở... hạng mục thứ hai.

Hiện tại, bức tranh đang được cất giữ ở đâu là một bí mật đối với thế giới hội họa, bởi từ sau khi được mua tại cuộc đấu giá, tác phẩm hoàn toàn biến mất khỏi dòng chảy thông tin.

Hành trình lưu lạc của bức “Salvator Mundi”

Tác phẩm “Salvator Mundi” vốn được đặt hàng bởi vua Louis XII của Pháp, sau này, bức tranh từng có thời được sở hữu bởi vua Charles I của Anh. Chặng hành trình chìm nổi ấy cũng có nhiều giai đoạn hoàn toàn để ngỏ, khiến giới nghiên cứu không biết tác phẩm đã ở đâu, trong tay ai.

Tranh cãi về tác giả của bức tranh đắt nhất thế giới trị giá 10.200 tỷ đồng

Trong giai đoạn từ năm 1763 tới 1900, người ta không có thông tin gì về tác phẩm (Ảnh: Daily Mail).

Chẳng hạn, trong giai đoạn từ năm 1763 tới 1900, người ta không có thông tin gì về tác phẩm. Đầu thế kỷ 20, khi tác phẩm được mua lại bởi họa sĩ kiêm nhà sưu tầm Charles Robinson, lúc này, người ta tin rằng đây là tác phẩm thực hiện bởi học trò của Da Vinci - họa sĩ Bernardino Luini.

Đến năm 1958, tác phẩm được nhà đấu giá Sotheby bán ra với giá chỉ 57 USD, rồi sau đó lại biến mất trước khi xuất hiện trở lại tại một nhà đấu giá nhỏ khác ở Mỹ.

Trong suốt hàng thế kỷ, bức “Salvator Mundi” này đã luôn bị xem là tranh do học trò của Da Vinci thực hiện, nhưng vào năm 2005, hai nhà buôn nghệ thuật Robert Simon và Alexander Parrish đã mua tác phẩm này với giá gần 10.000 USD với hy vọng mong manh rằng biết đâu đây lại là tranh thật do Da Vinci thực hiện.

Năm 2013, sau khi tác phẩm được một số nhà nghiên cứu xác định là do Da Vinci thực hiện, giá tranh tăng lên mức 80 triệu USD, hai nhà buôn đã bán lại cho nhà buôn người Thụy Sĩ Yves Bouvier, giá lúc này đã tăng hơn 8.000 lần so với giá mua trước đó.

Ngay sau đấy, doanh nhân người Nga Dmitry Rybolovlev mua lại với giá 127,5 triệu USD. Hành trình thăng trầm ly kỳ của bức tranh cùng với những ý kiến của một số chuyên gia tin tưởng rằng đây là tranh của Da Vinci, đã đẩy mức giá lên cao không tưởng tại cuộc đấu giá ở New York (Mỹ) hồi năm 2017, khi đó, tranh được trả giá 450,3 triệu USD bởi một vị hoàng tử đến từ Ả Rập Saudi.

Bức “Salvator Mundi” khi ấy được tin là một trong 20 tác phẩm do Leonardo da Vinci thực hiện còn lại trên thế giới này.

Thực tế, trong giới hội họa, giá trị tác phẩm nhiều khi còn nằm ở chính hành trình mà nó đã đi qua, bên cạnh giá trị thẩm mỹ. Nhưng những tranh luận khó đi đến hồi kết xung quanh bức “Salvator Mundi” có nhiều khả năng đưa tới hiệu ứng... làm giảm giá trị của tranh.

Bây giờ, để bán lại được bức tranh ở mức 450 triệu USD là rất khó, thậm chí gần như bất khả thi, bởi tác phẩm đã trở thành chủ đề của quá nhiều cuộc tranh cãi, bàn luận suốt vài năm qua.

Theo Bích Ngọc/dantri/Telegraph/AFP

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...