Tránh chồng lấn, lãng phí trong quá trình lập quy hoạch

(Baohatinh.vn) - Góp ý vào dự án Luật Quy hoạch, đại biểu Nguyễn Văn Sơn - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh đặt ra một số vấn đề khá cụ thể và đề nghị người dân có được thông tin đầy đủ và cùng tham gia, tham mưu thực hiện.

tranh chong lan lang phi trong qua trinh lap quy hoach

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn góp ý vào dự án Luật Quy hoạch

Đại biểu cho rằng, về sự cần thiết phải lập quy hoạch tổng thể quốc gia, để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống quy hoạch trong cả nước vừa là công cụ để thể chế hóa phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, quy hoạch tổng thể quốc gia cũng là căn cứ để tiếp tục rà soát hệ thống quy hoạch ngành của các vùng và các địa phương, vì thực ra hiện nay, chúng ta làm Luật Quy hoạch nhưng hệ thống quy hoạch của chúng ta đã đồng bộ và khá đầy đủ ở các vùng, các địa phương, vừa là căn cứ rà soát để trong chiến lược phát triển sắp tới. Do tính chất quan trọng của quy hoạch tổng thể quốc gia đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh không chỉ trong trung hạn mà cả dài hạn trong chiến lược phát triển nên đề nghị thời gian quy hoạch cần dài hơn.

Những mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội đều do Chính phủ trình Quốc hội biểu quyết hàng năm mà ở Luật Quy hoạch, thẩm quyền tại Điều 31 và Điều 39 lại ta quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, đề nghị điều chỉnh lại để Chính phủ trình Quốc hội các quy hoạch về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch không gian biển của quốc gia. Với nguyên tắc quy hoạch cấp nào phê duyệt thì cấp đó có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch; việc điều chỉnh cụ thể, chúng tôi đồng tình cao, nếu đột xuất thì có thể Thường vụ Quốc hội, sau đó báo cáo Quốc hội.

Về quy hoạch không gian biển quốc gia, đề nghị không chỉ đặt trong quy hoạch của ngành quốc gia mà đây là một quy hoạch mang tính tổng hợp cao hơn đối với quy hoạch ngành, trong tính chiến lược của biển hiện nay và không chỉ kinh tế, quốc phòng - an ninh mà còn là phương diện của quốc gia trên nhiều mặt, trong đó về lợi thế phát triển cũng như về môi trường và chính nó là cơ sở cho các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và các địa phương. Do đó, Chính phủ phải chuẩn bị đầy đủ để trình Quốc hội phê duyệt. Dự án Luật cần có một mục hoặc một điều rõ nét hơn chứ không chỉ quy định tại Khoản 1, Điều 23 của Luật là chưa đáp ứng được quy hoạch không gian biển hiện nay.

Thứ ba, về quy hoạch vùng, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ, hoàn thiện trong kinh tế thị trường và phát huy thế mạnh của từng vùng, thực hiện phân công, phân cấp, thẩm quyền trong quản lý nhà nước, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân. Do đó, ngay trong Luật chúng ta đã có quy định về quy hoạch vùng và sự gắn bó, liên kết, phối hợp rõ nét những đặc trưng của vùng. Trong quy hoạch phải rõ hơn cơ quan lập quy hoạch vùng này. Hiện nay, chúng ta có các ban chỉ đạo hoặc Bộ KH&ĐT hoặc bộ nào chúng ta cũng phải rõ hơn để chịu trách nhiệm vì vùng không phải là đơn vị hành chính cho nên trách nhiệm này và sự phối hợp đồng bộ trách nhiệm của hai chủ thể, một là đơn vị chủ quản, hai là trách nhiệm của các địa phương trong tính đồng bộ trong quy hoạch vùng.

Hiện nay, thực sự các địa phương đã có quy hoạch, làm thế nào để quy hoạch vùng tích hợp được và nó vừa tránh lãng phí của các quy hoạch của địa phương trong tạo thế, lực của vùng. Do đó, tại Điều 29, về quy hoạch vùng, cần được hoàn thiện thêm, đại biểu cho đề nghị triển khai sớm để tránh những lãng phí vừa qua của chúng ta, nhất là trong giai đoạn đầu tư trung hạn này. Từ trong chiến lược về kinh tế, về cơ sở hạ tầng và các yếu tố, chúng ta cũng phải tập trung sớm và đồng thời, nếu không chúng ta quy hoạch tổng thể quốc gia rồi đến các tỉnh nhưng quy hoạch vùng chúng ta lại chưa phân công đầy đủ, vì thời gian, thời lượng ảnh hưởng đến chung của phát triển.

Cuối cùng, quy hoạch đồng thời các quy hoạch ngành, vùng của địa phương được phê duyệt. Xây dựng quy hoạch phải rà soát các chiến lược phát triển, thống nhất để vừa có dự báo và định hướng phát triển để hoàn thiện trong thời gian sắp tới. Về tổ chức thực hiện, công khai quy hoạch và triển khai việc thực hiện này vừa minh bạch trong các nhóm quy hoạch, đề nghị phải quan tâm đến mốc thời gian để so sánh. Tất nhiên, quy hoạch tổng thể quốc gia có thể thời gian dài hơn và các quy hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ có thời gian ngắn hạn hơn để điều chỉnh quy hoạch phù hợp trong từng giai đoạn.

Vấn đề quản lý nhà nước trong quy hoạch, phải có một mục riêng rất rõ nét và khẳng định trách nhiệm để người dân có được thông tin đầy đủ và cùng tham gia, tham mưu thực hiện để có hiệu lực, hiệu quả hơn, đưa Luật đi vào cuộc sống.

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.