Trào lưu không dùng ống hút nhựa của giới trẻ Việt

Tổ chức Be Zero thống kê có gần 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng mỗi ngày tại Mỹ. Con số trên đã gây tác động mạnh đến nhận thức của mọi người và hình thành nên trào lưu bảo vệ môi trường mới.

trao luu khong dung ong hut nhua cua gioi tre viet

Ống hút tre dùng được nhiều lần đang được bạn trẻ Việt yêu thích - Ảnh: Ống hút tre

Trào lưu #NoStrawChallenge (tạm dịch: thử thách không dùng ống hút nhựa), là trào lưu nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt là các loài sinh vật biển bằng cách "thách thức" người tham gia không sử dụng ống hút nhựa trong sinh hoạt hằng ngày.

Từ trào lưu trở thành lối sống

Trào lưu trên phát triển khá mạnh ở nước ngoài, dần trở thành lối sống đối với một số bạn trẻ yêu môi trường, đặc biệt là sau khi xuất hiện video nhóm bạn cứu được một con rùa biển và phát hiện ra có ống hút nhựa mắc kẹt trong mũi chú rùa này.

Ở Việt Nam, theo mạng lưới hoạt động vì môi trường Thế Hệ Xanh, tuy chưa trở thành một trào lưu nhưng cũng đã xuất hiện một số cộng đồng quan tâm tới việc thay thế ống hút nhựa.

Đã có rất nhiều nhóm, cá nhân thúc đẩy giải pháp thay thế ống hút nhựa bằng ống hút tre, inox… Một số cửa hàng thức uống đã thực hiện được giải pháp trên như The Organik House, Pilosa Garden, Tổ Chim Xanh, Reng Reng Café…

Theo Minh Hường, một trong những bạn trẻ tham gia #NoStrawChallenge, để thực hiện thử thách này, mỗi người phải nghiêm khắc với bản thân và phải tranh đấu để tạm biệt những thói quen dễ dãi.

Hường cho biết: "Lúc đầu rất khó vì mình toàn ‘lỡ’ dùng ống hút. Thoắt cái đã ném vào thùng rác ống hút, nắp nhựa, túi nilon... Thật kinh khủng khi biết lượng rác-nhựa-không-cần-thiết mà mình ‘lỡ’ thải ra trong vài giây đó gây hại thế nào đến môi trường".

Là một "tín đồ" trà sữa, Minh Hường nhận ra rằng các cửa hàng cafe, trà sữa bây giờ không còn phục vụ bằng cốc thuỷ tinh mà hầu như chỉ bằng cốc nhựa, đó dường như trở thành "biểu tượng của trà sữa". Cô bạn mong rằng: "Các cửa hàng kinh doanh và doanh nghiệp cũng nên có ý thức về vấn đề này".

Nhận xét về #NoStrawChallenge, Minh Hường cho biết: "Mình không muốn gọi đây là trào lưu, vì trào lưu chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn. Hành động giảm thiểu rác nhựa, dù ở cấp cá nhân, cũng rất có ý nghĩa và có lợi ích lâu dài cho cuộc sống và môi trường".

Đối với Thế Hệ Xanh, đây là trào lưu hướng đến việc hình thành lối sống thân thiện với môi trường. "Chúng mình nghĩ rằng "No straw" là một điểm mốc tốt để bắt đầu chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Sau đó có thể là "No plastic bags", "No wastes", thúc đẩy Tiêu dùng bền vững, thuận tự nhiên… những thứ rất gần gũi với mọi người, từ đó cũng có thể dễ tiếp cận với cộng đồng hơn".

Thú vị với ống hút thay thế

Quỳnh Nhiên, sinh viên năm hai Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, chia sẻ: "Một người chị đã dạy mình cách gọi đồ uống mà không ống hút. Nếu người ta quên thì cứ vào quán đó nhiều lần, và gọi không ống hút. Sau đó, không chỉ nhân viên nhớ việc không ống hút mà người ta còn nhớ luôn cả mặt mình!".

Nhưng từ khi được một người anh tặng ống hút inox thì việc tham gia #NoStrawChallenge của Nhiên thú vị hơn hẳn.

trao luu khong dung ong hut nhua cua gioi tre viet

Ống hút tre và ống hút inox - Nguồn: Sạp hàng chàng Sen

Theo Đặng Ân, chủ cửa hàng các sản phẩm thân thiện với môi trường Sạp hàng chàng Sen, những loại ống hút thay thế hiện đang có trên thị trường gồm có ống hút tre, inox, thủy tinh hay silicon.

Đặc điểm của các loại ống hút này là vừa có thể sử dụng nhiều lần, khi dùng xong có thể tái chế hoặc phân hủy, lại vừa đảm bảo cho sức khỏe người dùng nếu bảo quản và vệ sinh tốt.

Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình và bạn bè, giờ đây Sạp hàng chàng Sen trở thành một trong những nguồn cung ứng sản phẩm thân thiện với môi trường phổ biến trong cộng đồng Việt, đặc biệt là những người tham gia #NoStrawChallenge.

Đặng Ân cho biết: "Mình rất vui khi trào lưu ngày càng được lan rộng. So với cách đây một năm, khi mình bắt đầu làm dự án thay thế chất liệu ống hút trong các cơ sở kinh doanh, bây giờ khác hơn rất nhiều".

Trước đây khi Ân đề cập đến các loại ống hút dùng nhiều lần thì dễ bị từ chối với cái nhìn ái ngại, vì lí do sợ khách hàng khó chấp nhận việc dùng lại ống hút. Giờ thì việc này đã khác, các nơi tự chủ động liên hệ để đặt hàng.

Theo Đặng Ân, đó còn là tín hiệu đáng mừng để góp phần thay đổi thực trạng hiện nay, để thêm nhiều người biết từ những thứ rất nhỏ như ống hút đã tác động đến môi trường đất, nước, động vật... ra sao.

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.