Trẻ bị quai bị phải làm sao?

Trẻ bị bệnh quai bị thường có cảm giác mệt mỏi, người uể oải, sốt, tuyến nước bọt sưng phồng... nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí tử vong.

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị gây ra bởi một trong hai nguyên nhân: do siêu vi hoặc do virus Paramyxovirus.

Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Quai bị là loại bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm với các đợt phát thành dịch thường gặp vào mùa Đông – Xuân.

Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.

Với những trường hợp quai bị virus, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

tre bi quai bi phai lam sao

Trẻ bị quai bị cần được chữa trị sớm (Ảnh minh họa)

Triệu chứng

- Có đến 50% trẻ em mắc quai bị phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi.

- Khi bị quai bị, thường kèm theo những triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu và ăn không thấy ngon miệng.

- Sau khi bị mắc quai bị 1-2 ngày, tuyến nước bọt cũng sẽ bị sưng phồng.

- Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.

- Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.

Chăm sóc trẻ

- Khi bị mắc quai bị, trẻ cần được nghỉ ngơi và nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng.

- Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen, để giúp đau đầu, giảm sưng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng phụ.

- Nên cho bé uống nhiều nước.

- Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.

- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.

- Không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió, thay vào đó hãy giữ trẻ trong nhà đến khi những vùng sưng tấy giảm xuống (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày).

- Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối.

- Chườm nóng vùng góc hàm.

- Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau theo đơn của bác sĩ

- Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác.

- Ăn nhẹ. Ðặc biệt phải cách ly trẻ, vì bệnh rất hay lây.

tre bi quai bi phai lam sao

Trẻ bị quai bị thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi... cần phải nghỉ ngơi (Ảnh minh họa)

Các biến chứng của bệnh

Khi bị mắc quai bị nếu không hiểu biết và chăm sóc đúng cách trẻ dễ gặp phải những biến chứng sau:

Biến chứng viêm não như viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ. Biến chứng thường xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi co giật.

Biến chứng viêm tinh hoàn: biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm.

Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.

Phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị

Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị.

Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.

Vắc xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Theo GĐVN

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.