(Baohatinh.vn) - Sáng 26/4, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Lãnh đạo các ngành, địa phương cắt băng khai mạc triển lãm
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa tại TX Hồng Lĩnh gồm các văn bản Hán - Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại đây còn triển lãm, trưng bày các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 - 1975 tiếp tục khẳng định quá trình quản lý hành chính, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay, tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng trận “Hải chiến Hoàng Sa” ngày 19/1/1974.
Phó giám đốc Sở TT&TT Đậu Tùng Lâm:
Hiện chúng ta đang có hơn 200 bản đồ và tư liệu chứng cứ lịch sử về Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, do điều kiện không gian, chỉ có hơn 150 bản đồ, tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa được đưa ra trưng bày phục vụ công chúng.
Đây là một phần các bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở trong nước và từ các nước trên thế giới, trong đó có cả từ Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam...
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh phát huy vai trò trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; đưa hoạt động đi vào chiều sâu, thực chất...
Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Trong suốt 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Công khai, minh bạch, rõ ràng, chính xác, tuân thủ quy trình, thực hiện tốt “3 gặp” và “4 biết”… là yếu tố quan trọng để các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác tuyển quân.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cơ bản đã đồng hóa, sống xen ghép với người Kinh tại 8 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi là Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.
Hội nghị giao ban thường niên giữa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và huyện Khăm Cợt (Bolykhămxay) là dịp để các bên chia sẻ những khó khăn, từ đó phối hợp làm tốt nhiệm vụ được giao.
Đại tá Võ Quang Thiện - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tác chiến đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
“Tiết học biên cương” được tổ chức tại Trường Tiểu học Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm khơi dậy cho các em học sinh về niềm tự hào dân tộc, bồi đắp tình yêu biên cương, biển đảo.
Qua quán triệt, cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nắm rõ các quy định, nguyên tắc về Quy chế bầu cử trong Đảng phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp.
Hơn 300 cán bộ cốt cán thôn, tổ dân phố thuộc 16 xã, thị trấn trên địa bàn tham gia hội nghị đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở, ngành, địa phương Hà Tĩnh vào cuộc quyết liệt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công dân để giải quyết đơn thư, vụ việc đảm bảo đúng luật định.
HĐND huyện Cẩm Xuyên khóa XX nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND huyện và thông qua một số tờ trình, nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Từ năm 2020 đến nay, Hà Tĩnh huy động xã hội hóa gần 800 tỷ đồng xây dựng 105 nhà văn hóa cộng đồng, hơn 8.000 nhà ở kiên cố cho gia đình người có công; hộ nghèo, cận nghèo; gia đình chính sách khó khăn về nhà ở.
Nội dung kinh tế - xã hội trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XX phải đánh giá khách quan các kết quả đạt được; xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 – 2030 cần bám sát thực tiễn.
Theo Thông tư số 95/2024/TT-BQP ngày 11/11/2024 của Bộ Quốc phòng, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ năm 2025 trở đi, mức thưởng bằng 8 lần mức lương cơ sở.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/8/2009 của BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh khóa XVI, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến khá tích cực.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 12 nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Các đại biểu đã họp thảo luận báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XIX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Các đơn vị biên phòng đóng quân ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm để quản lý, bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới biển phía Nam bình yên, giàu đẹp.
Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ 25/1 đến 2/2/2021 tại thủ đô Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.