Triệt phá đường dây trộm cắp cước viễn thông cực lớn tại Việt Nam

Các đơn vị nghiệp vụ Tổng cục An ninh - Bộ Công an vừa triệt phá thành công chuyên án trộm cắp cước viễn thông quốc tế với quy mô lớn, thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho các nhà mạng tại Việt Nam.

Ngày 28-11, Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông Bộ Công an cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Cục An ninh Điều tra (ANĐT), Thanh tra Bộ thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh Quảng Ninh khám phá thành công chuyên án trộm cắp cước viễn thông quốc tế với quy mô lớn, thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho các nhà mạng tại Việt Nam.

Theo đó, thông qua các thiết bị đặc chủng công nghệ mới, tiên tiến nhất, kết hợp với công nghệ, ứng dụng di động, cố định, mạng máy tính ảo, Sim ảo, mạng internet và lợi dụng kẽ hở trong quy định về quản lý thông tin thuê bao trả trước, các đối tượng tội phạm đã thiết lập trái phép hệ thống viễn thông quốc tế để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam.

triet pha duong day trom cap cuoc vien thong cuc lon tai viet nam

Các đối tượng Phạm Công Toàn (áo khoác trắng) và Nguyễn Văn Trịnh (áo nâu)

Ngày 17-11, Tổng cục An ninh và Tranh tra Bộ thông tin Truyền thông, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành thanh tra đột xuất và bắt, khám xét đồng loạt 7 địa điểm tại Hà Nội và Quảng Ninh. Qua đây phát hiện 8 hệ thống viễn thông chuyên dụng đang hoạt động chuyển bất hợp pháp các cuộc điện thoại quốc tế về Việt Nam.

Cơ quan ANĐT đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng trực tiếp tham gia việc lắp đặt và vận hành hệ thống. Thu giữ 12 thiết bị VOIP GSM Gateway loại Dinstar DWG2000-32G (32 Kênh/1 thiết bị) do Trung Quốc sản xuất, tương đương với một hệ thống 384 kênh liên lạc quốc tế và nhiều tài liệu, tang vật có liên quan.

Kết quả điều tra bước đầu xác định thủ đoạn hoạt động của đường dây này là: Các đối tượng trong nước móc nối với đối tượng nước ngoài đặt các hệ thống thu phát sóng di động kích thước nhỏ gồm: Hệ thống thu phát sóng (VOIP GSM Gateway) được kết nối với máy chủ điều khiển hệ thống đặt tại Hồng Kông (SIM Server), máy chủ lưu dữ liệu SIM ảo (SIMBANK Server) đặt tại Trung Quốc và các hệ thống máy chủ Voice Over IP (SIP Sever) tại Mỹ, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác tại châu Âu và châu Á...

Cơ quan ANĐT đã bắt khẩn cấp các đối tượng trực tiếp tham gia việc lắp đặt và vận hành hệ thống, trong đó có 2 đối tượng là Phạm Ngọc Anh (tức Phạm Công Toàn, 29 tuổi, ở phường Hải Xuân, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) và Nguyễn Văn Trịnh (33 tuổi, ở phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội).

triet pha duong day trom cap cuoc vien thong cuc lon tai viet nam

Tang vật thiết bị thu phát sóng viễn thông trái phép được cơ quan chức năng thu giữ.

Trong đó, đối tượng cầm đầu tổ chức, trực tiếp lắp đặt hệ thống nói trên tại các địa điểm gồm Văn Quán (Hà Đông), Lương Thế Vinh (Nam Từ Liêm), Phú Lương (Hà Đông), Định Công (Hoàng Mai), Chùa Bộc (Đống Đa) và Móng Cái (Quảng Ninh); thu gom SIM trả trước tại một số địa phương hoặc SIM chưa kích hoạt mang sang Trung Quốc dùng phần mềm để tự kích hoạt, tạo SIM ảo, tạo Imei giả… và đặt máy chủ tại Hồng Kông (đầu mối viễn thông toàn cầu) để giảm chi phí thuê đường truyền.

Phương thức, thủ đoạn của tổ chức tội phạm này là mua SIM từ Việt Nam chuyển sang Trung Quốc để nạp vào máy chủ lưu SIM (SIMBANK) và từ đây đẩy Data của các SIM điện thoại sang máy chủ điều khiển mạng (SIM Server tại Hồng Kông).

Để tránh sự phát hiện của Cơ quan Công an, các đối tượng đã kết nối hệ thống thu phát sóng tại Việt Nam với hệ thống máy chủ tại Hồng Kông và Trung Quốc, thường xuyên thay đổi SIM ảo (nạp trong máy chủ SIM Server) kết nối với các hệ thống thu phát sóng khác nhau ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đồng thời, chúng còn lợi dụng các chính sách khuyến mại gọi nội mạng để sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và có lợi nhuận cao để trộm cước viễn thông quốc tế.

Đây là một trong những vụ án thiết lập trái phép hệ thống viễn thông quốc tế để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng công nghệ cao có tổ chức quy mô do lực lượng Công an phối hợp với Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng phát hiện. Hiện Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra làm rõ xử lý trước pháp luật.

Qua sự việc trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã truy thu các SIM khuyến mại trả trước.

Theo CAND

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.