(Baohatinh.vn) - Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc do Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp Phòng Tổ chức - Hành chính (Trường Đại học Hà Tĩnh) nghiên cứu và đưa vào ứng dụng, đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đơn vị.
Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh tập huấn sử dụng phần mềm QLVB&HSCV cho cán bộ, viên chức Trường Đại học Hà Tĩnh
Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc được xây dựng trên nền tảng Lotus Domino của IBM. Điểm ưu việt của phần mềm này là: Văn bản, tài liệu được tạo lập trên không gian mạng, lưu trữ thông qua hồ sơ điện tử sẽ tạo cơ sở dữ liệu mở, liên thông, có thể cung cấp để phục vụ hoạt động chung của cơ quan; hệ thống tài liệu tổ chức khoa học, phục vụ hiệu quả cho việc khai thác, sử dụng.
Bên cạnh đó, khi viên chức được giao giải quyết công việc thực hiện lập hồ sơ điện tử đối với nhiệm vụ đó sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo phụ trách dễ dàng kiểm tra được tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới để theo dõi, nhắc nhở.
Hồ sơ công việc khi được lập và lưu trữ ở dạng điện tử cũng sẽ khắc phục được những nhược điểm của hình thức lưu trữ giấy (hình thức thủ công) như: tài liệu dễ bị phân tán, thất lạc, chất đống, hư hỏng, khó khăn trong xác định giá trị dẫn đến khó khăn khi chỉnh lý, nộp lưu.
Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Chuyển đổi số năm học 2023 -2024
Hiện nay, Trường Đại học Hà Tĩnh đã ban hành Danh mục hồ sơ cơ quan năm 2024, trong đó tổng số hồ sơ được tạo lập dưới dạng điện tử là 126/200 hồ sơ (đạt tỉ lệ 63%). Trường cũng hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị từ tháng 5/2024, triển khai thực hiện lập hồ sơ điện tử theo danh mục đã ban hành và được cập nhật lên phần mềm.
Trong xu thế chung về lập hồ sơ điện tử tại các cơ quan hành chính nhà nước trên toàn tỉnh, việc triển khai hoạt động này tại Trường Đại học Hà Tĩnh là bước đi tất yếu, tạo nền tảng hình thành môi trường số văn minh, hiện đại và hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
Hội thảo chuyển đổi số góp phần giúp các nữ doanh nhân Hà Tĩnh có thêm kiến thức về chuyển đổi số, từ đó áp dụng vào quản lý, điều hành, sản xuất và kinh doanh.
AI không còn là những điều xa vời mà trở nên gần gũi với tất thảy người dân Hà Tĩnh, trở thành công cụ đắc lực tạo ra bứt phá, hoàn thiện các ý tưởng cho những người biết tận dụng.
Theo kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành, tinh thần đặt ra là không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số.
Hội nghị nhằm phân tích những nội dung mới trong dự thảo nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2030.
Cán bộ, đảng viên thuộc Chi bộ Cơ quan Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của AI trong soạn thảo văn bản, viết bài tuyên truyền, viết các dự thảo kế hoạch, kịch bản chương trình, tóm tắt các nghị quyết...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh hướng đến việc tạo bước chuyển mạnh mẽ về hạ tầng số, nhân lực số, hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tập trung xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện chương trình hành động của tỉnh về chuyển đổi số; nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hành chính Nhà nước để nâng cao hiệu quả công việc.
Để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Hà Tĩnh đã nhanh chóng kiện toàn Ban Chỉ đạo, đồng thời ban hành Chương trình hành động số 40 ngày 14/2/2025 với nhiều mục tiêu quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh báo cáo Chuyên đề về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là rất quan trọng, góp phần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở thì thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục đã công bố.
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thông tin đến các doanh nghiệp về các nội dung chính sách hỗ trợ chuyển đổi số để tham gia nếu có nhu cầu.
Hoạt động này nhằm giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nâng cao nhận thức, hành động trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trên môi trường số.
Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương.
Đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Nằm trong lộ trình Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia, đảm bảo 100% hộ gia đình trên toàn quốc được tiếp cận Internet cáp quang vào năm 2025, VNPT sẽ thực hiện nâng tốc độ Internet lên hơn 3 lần, giá không đổi từ tháng 12/2024.
Giảm nghèo về thông tin được xem là một “lối mở” giúp người dân TP Hà Tĩnh tiếp cận, nắm bắt nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, góp phần nâng cao dân trí, hướng đến thoát nghèo bền vững.