Truy tặng Huân chương Độc lập cho các vị tiền bối cách mạng ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Với những cống hiến cho phong trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, 8 vị tiền bối quê xã Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Sáng 20/10, tại xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà tổ chức lễ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho các đồng chí Trần Cốc, Mai Hòe, Mai Thát, Lê Thị Thanh, Bùi Thính, Nguyễn Thị Duyến, Bùi Thị Tín, Nguyễn Tần.

a2-7146.jpg
Lãnh đạo huyện Lộc Hà trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho thân nhân gia đình các vị tiền bối cách mạng.

Theo Quyết định số 104/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc truy tặng Huân chương Độc lập, các vị tiền bối cách mạng được truy tặng danh hiệu cao quý dịp này đều là những người đã tham gia cách mạng từ năm 1935 trở về trước. Đây là những cán bộ, Nhân dân có đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong đó, ngoài các đồng chí Trần Cốc, Nguyễn Tần, Lê Thị Thanh, 5 người còn lại đều trong gia đình cụ Mai Hòe, gồm: Mai Thát (con trai cụ Mai Hòe), Bùi Thị Tín (con dâu), Nguyễn Thị Duyến (con dâu), Bùi Thính (cháu ngoại).

Cụ Mai Hòe (1864-1952) có tên khai sinh là Mai Phồ, bí danh là Quyền Vinh. Nguyên quán làng Đỉnh Lự, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc (nay là thôn Tân Thượng, xã Tân Lộc, Lộc Hà).

154d5234603t85609l0-9330.jpg
Chân dung cụ Mai Hòe, một trong 8 vị tiền bối cách mạng được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba đợt này.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, cụ từng tham gia phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đề xướng. Khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời (3/2/1930), cụ Mai Hòe thường xuyên liên lạc, tiếp xúc với cán bộ cách mạng, không quản gian nguy, khó khăn, giúp đỡ tổ chức về mọi mặt. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), Đỉnh Lự là một trong những chi bộ được thành lập đầu tiên trong toàn tỉnh Hà Tĩnh. Nhà riêng cụ Mai Hòe đã trở thành địa điểm in ấn truyền đơn, nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Trong quá trình hoạt động, dù nhiều lần bị địch bắt giam, tù đày nhưng cụ Mai Hòe vẫn kiên trung. Đặc biệt, gia đình cụ Mai Hòe có 13 người gồm 10 người con (7 con đẻ, 2 con dâu, 1 con rể) cùng 3 người cháu đều tham gia hoạt động cách mạng. 7 người bị địch bắt tù đày và tra tấn dã man; có người bị địch bắt đến 3 lần như các đồng chí: Mai Cát, Mai Đỉnh, Mai Trác. Trong đó, liệt sỹ Mai Trác bị địch bắt tra tấn, đã hy sinh tại nơi giam giữ ở Can Lộc...

Năm 2021, Nhà lưu niệm Mai Hoè đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Giữa tháng Tư lịch sử

Giữa tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.
Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Chủ động công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức đại hội Đảng

Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.