Từ hôm nay, tăng giá bán lẻ điện lên hơn 1.720 đồng/kWh

Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2017 từ ngày 1/12. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức 1.720,65 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tăng 6,08% so với giá hiện hành (1.622,01 đồng/kWh).

tu hom nay tang gia ban le dien len hon 1 720 dong kwh

Giá bán lẻ điện bình quân tăng hơn 6% từ ngày 1/12. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN

Việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên Bộ, trong đó có xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017.Mức giá cho từng nhóm khách hàng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.

Trước đó, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Báo cáo về kịch bản điều hành giá điện năm 2017. Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo 6 bậc, giá từng bậc sẽ tính theo % giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân.

Cụ thể, bậc 1 từ 0 đến 50 kWh có mức giá bằng 92% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 2 từ 51 đến 100 kWh giá bằng 95% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 3 từ 101 đến 200 kWh giá bằng 110% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 4 từ 201 đến 300 kWh giá bằng 138% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 5 từ 301 đến 400 kWh giá bằng 154% giá bán lẻ điện bình quân. Bậc 6 từ 401 kWh trở lên có giá bằng 159% giá bán lẻ điện bình quân.

Như vậy, với giá bán lẻ điện bình quân vừa được công bố, sắp tới, giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng cho từng bậc thang theo tỉ lệ % như trên cũng sẽ tăng theo.

Bộ Công Thương cũng công bố chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2016. Theo đó, năm 2016, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 159,79 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,57%, thấp hơn 0,13% so với kế hoạch và thấp hơn 0,37% tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2015 (7,94%).

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 266.104,25 tỷ đồng (thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện); giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016 là 1.665,29 đồng/kWh.

Tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia, giá bán điện bình quân tại các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo, Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm và Đảo bé, Đảo Lý Sơn và các xã, đảo Khánh Hòa chỉ bằng 27,75%, 28,60%, 19,07%, 18,57%, 14,15% và 9,50% giá thành điện thực tế ở các đảo.Doanh thu bán điện năm 2016 là 265.510,79 tỷ đồng (tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.661,57 đồng/kWh). Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 được cho là lỗ 593,46 tỷ đồng.

Lần điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân gần nhất là vào tháng 3/2015. Theo Quyết định 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015, mức bán lẻ điện bình quân tăng 7,5% lên mức 1.622,01 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.