Từ ngày 1/7, thay đổi nhiều chính sách liên quan đến tiền lương

Từ 1/7, mức lương cơ sở của công chức, viên chức tăng lên 1,3 triệu đồng. Điều này cũng đồng nghĩa mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, trợ cấp thai sản,... cũng sẽ tăng lên do được xây dựng trên nền của lương cơ sở.

Có 9 nhóm đối tượng hưởng mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng

Nghị định 47/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2017. Theo đó, mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1.210.000 đồng lên 1,3 triệu đồng (tăng 90.000 đồng, tương đương với mức 7,4 %).

tu ngay 1 7 thay doi nhieu chinh sach lien quan den tien luong

Mức lương cơ sở thay đổi kéo theo chế độ của những chính sách về bảo hiểm y tế thay đổi. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Có 9 nhóm đối tượng hưởng lương, phụ cấp theo Nghị định này gồm:

1.Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2.Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:

a) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

b) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Tăng mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, trợ cấp thai sản

Mức lương cơ sở là căn cứ tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Do đó, khi mức lương cơ sở tăng lên 1,3 triệu đồng/tháng cũng đồng nghĩa với mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, trợ cấp thai sản sẽ tăng lên bởi được xây dựng trên nền của lương cơ sở.

Cụ thể, Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định: Người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ đóng phí bảo hiểm y tế theo tháng ở mức 4,5 % lương cơ sở. Từ người thứ 2 tới thứ 4, mức phí sẽ lần lượt bằng 70%, 60 % và 50 % mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi, mức đóng chỉ còn 40 % mức đóng của người thứ 1.

Như vậy, sau ngày 1/7/2017, lương cơ sở tăng lên 1,3 triệu đồng thì mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cũng tăng lên.

Cùng với việc điều chỉnh lương cơ sở, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi cũng sẽ lên so với mức hiện hành.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Do đó, mức trợ cấp thai sản cũng được điều chỉnh tăng theo cho phù hợp.

Theo Hoàng Linh/Báo Tin Tức

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).