Hương Khê xây dựng, sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, người có công

(Baohatinh.vn) - Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vận động xây dựng và sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình khó khăn, người có công với tổng kinh phí 106,92 tỷ đồng.

bqbht_br_2.jpg

Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững huyện Hương Khê vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương Khê nói riêng đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội.

bqbht_br_1-6111.jpg
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và huyện Hương Khê dự lễ khánh thành nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm năm 2025.

Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã vận động xây dựng và sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ người có công và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, với tổng kinh phí 106,92 tỷ đồng.

Riêng năm 2025, toàn huyện xây dựng mới và sửa chữa 291 nhà (hộ nghèo 103 nhà, hộ cận nghèo 101 nhà; hộ gia đình chính sách, người có công 87 nhà). Trong đó có 224 nhà xây dựng mới và 67 nhà nâng cấp, sửa chữa. Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 17,690 tỷ đồng. Tính đến ngày 19/5/2025, toàn huyện có 291/291 nhà đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đạt tỷ lệ 100%.

bqbht_br_3.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Trần Quốc Bảo báo cáo kết quả thực hiện các chương trình.

Ngoài nguồn hỗ trợ của nhà nước theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Trung ương phát động (hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công, thân nhân liệt sĩ), các cấp, ngành ở Hương Khê đã chủ động rà soát, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để xây dựng nhà ở. Theo đó, tổng kinh phí hỗ trợ, huy động đạt hơn 5,5 tỷ đồng; hiện vật quy ra tiền gần 140 triệu đồng; ngày công quy ra tiền tương đương gần 420 triệu đồng.

Đặc biệt, ngoài 291 nhà trong diện hỗ trợ theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Trung ương phát động; huyện Hương Khê còn huy động xây dựng thêm 42 nhà cho hộ khó khăn, với tổng kinh phí gần 3,5 tỷ đồng.

Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tổng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước phân bổ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện là gần 20 tỷ đồng. Ngoài ra địa phương huy động gần 4,5 tỷ đồng đối ứng từ người dân tham gia các dự án, tiểu dự án của chương trình.

Đến nay, Hương Khê đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Nghị quyết HĐND huyện (năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đầu giai đoạn 2021 - 2025 là 5,98%, năm 2025 giảm còn 2,82%; so với đầu kỳ đến nay giảm 961 hộ nghèo, tỷ lệ giảm 3,16%). Nhiều mô hình sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập bền vững.

bqbht_br_6.jpg
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Điện phát biểu bế mạc hội nghị.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Điện ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở; cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng nhân ái của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp Nhân dân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đã tích cực hưởng ứng hai chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thiết thực.

Đồng thời đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, đảm bảo tính bền vững, công bằng và thực chất; rà soát kỹ lưỡng, không để sót đối tượng cần hỗ trợ, bảo đảm mọi người dân đều có chỗ ở an toàn, ổn định, nhất là trước mùa mưa bão.

Đối với các hộ đã được hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát, cấp ủy, chính quyền các địa phương phải tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại thôn, tổ dân phố để tuyên truyền nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại.

Đề nghị UBND huyện phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ như: Đào tạo nghề, tạo việc làm, vay vốn tín dụng chính sách,… để giúp người dân thoát nghèo bền vững. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp, con em quê hương, tổ chức thiện nguyện…. để hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội.

bqbht_br_5.jpg
bqbht_br_4.jpg
Lãnh đạo huyện Hương Khê tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và công tác giảm nghèo giai đọan 2021-2025.

Chủ đề Xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đọc thêm

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội

Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, thời gian qua, Hà Tĩnh đang nỗ lực mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh cho người dân.
Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.