Tư tưởng của Lê-nin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

(Baohatinh.vn) - V.I. Lê-nin là lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, người phát triển học thuyết của C.Mác và Ăng-ghen. Tư tưởng của V.I. Lê-nin luôn là kim chỉ nam, soi đường cho Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Lãnh tụ thiên tài

V.I. Lê-nin sinh ngày 22/4/1870 ở Simbirsk (nay là TP Ulianovsk). Ông là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và Ăng-ghen.

Tư tưởng của Lê-nin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lê-nin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và Ăng-ghen (Ảnh Internet).

Ông cũng là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo Nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười, thành lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917).

V.I. Lê-nin qua đời ngày 21/4/1924, ở làng Gorki, gần Thủ đô Moskva. Thi hài ông được lưu giữ trong lăng trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Sự ra đi của V.I. Lê-nin để lại niềm tiếc thương vô hạn cho Nhân dân Xô viết và giai cấp vô sản trên thế giới.

Tư tưởng của Lê-nin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I Lê-nin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Moskva trong lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

54 tuổi đời, gần 30 năm hoạt động vì sự nghiệp cao cả, V.I. Lê-nin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc, vì hạnh phúc của con người.

Với những di sản để lại cho nhân loại tiến bộ, V.I. Lê-nin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Lê-nin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã tạo ra những chiến sỹ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận khoa học cách mạng nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”.

Tiếp nhận những tư tưởng, luận điểm sâu sắc từ V.I. Lê-nin, nhất là tư tưởng về quyền các dân tộc bình đẳng, về cách mạng vô sản… và bài học của Cách mạng tháng Mười Nga, bằng trí tuệ và kinh nghiệm sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến khẳng định: “Con đường duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản”; “Chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Tư tưởng của Lê-nin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (đồ họa: Trung Duy)

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi những tư tưởng của V.I Lê-nin và bài học từ Cách mạng tháng Mười Nga là “cẩm nang thần kỳ” nhưng không sao chép. Người tiếp thu tinh thần và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân, đủ uy tín, năng lực lãnh đạo Nhân dân Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách để giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH.

Ngoài ra, V.I. Lê-nin còn để lại những bài học quan trọng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng tổ chức và bộ máy của toàn hệ thống chính trị nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, từ di sản V.I. Lê-nin để lại cho nhân loại là chính sách kinh tế mới (NEP), Đảng đã đổi mới tư duy, khởi xướng và lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tư tưởng của Lê-nin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Đảng và Nhân dân ta luôn kiên định con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.

Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, Đảng và Nhân dân ta luôn kiên định con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.

Các cấp, ngành từ Trung ương tới địa phương luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả chủ trương, quan điểm của Đảng: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; coi đây là biểu hiện sinh động nhất của sự kiên định vận dụng sáng tạo quan điểm thống nhất trong nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng vô sản.

Có thể nói, tư tưởng của V.I. Lê-nin đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH.

(tổng hợp)

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.
Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị người đứng đầu ở Trung ương, địa phương phát huy rõ vai trò với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.
Đại hội Đảng bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Đảng bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng 18/6, Đảng bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có các đồng chí: Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Các cơ quan Đảng tỉnh; Hà Văn Hùng - Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ; Nguyễn Thị Mai Thủy - Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Các cơ quan Đảng tỉnh.
Chính quyền cơ sở phải gần dân, lắng nghe Nhân dân

Chính quyền cơ sở phải gần dân, lắng nghe Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc phân cấp, phân quyền về cơ sở gắn với việc phân bổ nguồn lực, chính quyền cơ sở phải gần dân, sát dân, lắng nghe Nhân dân để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân.
Người dân Đại Đồng làm theo lời Bác

Người dân Đại Đồng làm theo lời Bác

Phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, người dân thôn Đại Đồng, xã Mỹ Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành miền quê yên bình, trù phú và tràn đầy sức sống.
Hà Tĩnh nhớ mãi ơn Người

Hà Tĩnh nhớ mãi ơn Người

Mỗi dịp tháng 6 về, nỗi nhớ, niềm kính yêu Bác Hồ lại thêm dâng trào trong mỗi người dân Hà Tĩnh bởi, cách đây tròn 68 năm (15/6/1957-15/6/2025), Người đã về thăm và để lại biết bao ân tình trên mảnh đất Hồng La.
Ngọn đuốc sáng cho báo chí

Ngọn đuốc sáng cho báo chí

Tại Hội Báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo”, Phó Thủ tướng chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Mỗi sản phẩm báo chí phải thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa dân tộc, có sức lan tỏa lớn và tạo đồng thuận trong toàn xã hội”. Phát biểu đó càng khẳng định, báo chí không thể tách rời văn hóa và văn hóa vẫn luôn “soi đường” cho báo chí đi.