Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Trước đây để chóng chọi với sự khắc nghiệt của cái nóng, người tiền sử đã phát minh ra những phương pháp làm mát cơ bản. Sau này, các nhà phát minh tạo nên máy điều hòa hiện đại.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Theo các tài liệu lịch sử, người Ai Cập là một trong những dân tộc đầu tiên phát minh ra mô hình làm mát sơ khai. Họ treo lau sậy bên bệ cửa sổ sau đó phun nước lên. Gió thổi từ ngoài vào sẽ làm phát tán sương và giúp giảm nhiệt, tránh được cái khô nóng của sa mạc. Ảnh: deskgram.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Một cách làm khác của người La Mã cổ đại là xây dựng hệ thống ống nước bao quanh tường nhà. Nước lưu thông sẽ làm mát ngôi nhà trong những ngày khô nóng. Trong khi đó, người Ba Tư thời trung cổ xây những bể chứa nước và tháp gió bên cạnh để làm mát không khí. Ảnh: Vista.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Đến thế kỷ thứ II ở Trung Quốc, nhà phát minh Đinh Hoãn chế tạo ra chiếc quạt để làm mát không khí. Hệ thống có đường kính 3 m và được quay bằng tay để tạo ra luồng gió. Thời Đường Huyền Tông (712-762), nhà vua đã cho xây một tháp làm mát lắp trong cung điện, bao gồm những chiếc quạt gió chạy bằng sức nước. Ảnh: Chinadaily.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Cột mốc đánh dấu sự tác động của con người vào nhiệt độ môi trường bắt đầu từ thế kỷ XVII. Theo đó, nhà phát minh người Hà Lan Cornelis Drebble (1572-1633) đã nghĩ ra cách làm mát không khí bằng việc cho thêm muối vào nước khi chúng bốc hơi. Hệ thống “biến mùa hè thành mùa đông” của ông đã giới thiệu cho nhà vua nước Anh lúc bấy giờ là James I nhưng không được chú ý. Ảnh: Collection.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Máy điều hòa không khí đã có những bước nhảy dài kể từ thế kỷ XIX. Năm 1902, mô hình máy điều hòa không khí đầu tiên được vận hành bằng điện phát minh bởi Willis Carrier (1876-1950) đưa vào sử dụng tại New York (Mỹ) cho một nhà máy in. Hệ thống này có thể kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của không khí, qua đó tạo môi trường thích hợp nhằm nâng cao năng suất cho công nhân. Ảnh: committedtocomfor.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Carrier đã áp dụng nguyên lý sưởi ấm một vật thể bằng hơi nước và tìm cách đảo ngược nó. Thay vì đẩy không khí qua một ống nung nóng, ông tạo ra dòng di chuyển không khí qua một ống được làm lạnh bằng khí amoniac hóa lỏng. Ảnh: Willis Carrier.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Nhược điểm của hệ thống điều hòa này đến từ việc sử dụng khí amoniac. Đây là hợp chất hóa học có độc tính cao, trong khi giá thành lắp đặt máy cũng khá tốn kém và kích thước của cả hệ thống không hề nhỏ. Ảnh: Time.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Cũng trong năm 1902, trung tâm giao dịch chứng khoán New York đã lắp đặt hệ thống làm lạnh song song với một hệ thống sưởi ấm được thiết kế bởi Alfred Wolff, kỹ sư đến từ Hoboken, bang New Jersey (Mỹ). Ảnh: Zhihu.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Đến năm 1914, hệ thống điều hòa lần đầu tiên được lắp cho một biệt thự cá nhân tại Minneapolis (Mỹ) do Carrier chế tạo. Thời điểm này, kích thước của cỗ máy khá lớn với chiều cao 2,1 m, rộng 1,8 m và dài gần 7 m. Hàng năm, chủ nhân của căn biệt thự này phải chi hơn 60.000 USD để bảo trì toàn bộ hệ thống máy điều hòa. Ảnh: Energy Net.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Năm 1957, kỹ sư người Đức Heinrich Krigar đã chế tạo thành công máy nén khí ly tâm đầu tiên trên thế giới. Kỹ thuật này giúp chế tạo các mẫu máy điều hòa mới với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, vận hành êm và đạt hiệu suất cao hơn so với dùng piston để nén khí như trước. Ảnh: Picgra.

Từ xa xưa, con người chống nóng bằng cách nào?

Theo thời gian, những chiếc máy điều hòa được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống của con người. Các mẫu điều hòa hiện tại có thiết kế nhỏ gọn, tích hợp nhiều công nghệ và giá thành dễ chịu hơn. Thiết bị này có mặt ở trong gia đình, trường học, các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim hay trên ôtô… Những chiếc máy điều hòa được xem là phát minh mang tính cách mạng, giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, chóng lại cái nóng oi bức của thời tiết. Ảnh: CityLab.

Theo Zing

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.