UBTVQH thông qua dự thảo NQ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên

Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 3, chiều 13/9, tại Phòng họp Tân Trào- Nhà Quốc hội, sau khi xem xét, cho ý kiến, với 100% thành viên tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua về mặt chủ trương đối với dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên họp.

ubtvqh thong qua du thao nq ve nguyen tac tieu chi dinh muc phan bo chi thuong xuyen

UBTVQH thông qua dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên. Ảnh: Đình Nam

Thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo khoản 11, Điều 25 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định, Chính phủ xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trình Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. Việc xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 là căn cứ để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các Bộ, địa phương, tăng cường hiệu quả quản lý, nâng cao tính minh bạch trong phân bổ, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2017- năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương; đồng thời là cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ NSTW cho ngân sách địa phương, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và Ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017- 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Đối tượng áp dụng gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN.

Về bố cục, dự thảo Nghị quyết gồm 03 Chương và 08 Điều, trong đó: Chương I: Quy định chung- Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Chương II: Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017- Quy định về nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017; quy định về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN đối với các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chương III: Quy định về điều khoản thi hành- Quy định Chính phủ tổ chức và chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định chế độ báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan Quốc hội; quy định giao Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017; quy định về hiệu lực thi hành và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Thay mặt Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban nhận thấy, dự thảo Nghị quyết đã bám sát nguyên tắc tăng cường sự công khai, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN, trên cơ sở kế thừa những tiêu chí tính theo dân số, biên chế của Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có sửa đổi, bổ sung định mức chi theo hướng đưa tối đa các khoản chi quản lý hành chính của các bộ, ngành, địa phương vào định mức, giảm bớt một số tiêu chí bổ sung, sửa đổi tăng hệ số ưu tiên, tăng định mức để sát với yêu cầu thực tế.

Về tiêu chí biên chế xác định định mức phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương: đa số ý kiến trong Ủy ban đồng tình việc dự thảo Nghị quyết tiếp tục áp dụng định mức tính bậc theo quy mô biên chế và tính theo phương pháp lũy thoái, theo cách tính này, chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương bình quân tăng khoảng 4-5% so với chi thường xuyên theo định mức thực tế năm 2016. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, tiêu chí này là chưa gắn chặt với mục tiêu tinh giản biên chế, xác định vị trí việc làm.

Về tiêu chí dân số để xác định mức phân bổ cho địa phương: một số ý kiến cho rằng, Dự thảo chưa tính đến vấn đề về tỷ lệ dân số nữ, trẻ em khuyết tật và di dân đối với các địa phương có tỷ lệ di dân lớn. Mặt khác, khi tính tổng dân số của các địa phương thì thường có sự chênh lệch giữa số liệu do cơ quan thống kê của địa phương so với số liệu tổng dân số trên toàn quốc của Tổng cục thống kê công bố, điều này là chưa hợp lý.

Về tỷ lệ tăng định mức chi, theo Tờ trình của Chính phủ: với cách tính như dự thảo, định mức chi quản lý hành chính tăng khoảng 0,75- 1,39 lần đối với các bộ; định mức phân bổ theo tiêu chí dân số tăng 1,73 lần đối với địa phương. Đa số ý kiến thành viên của Ủy ban cho rằng, mức tăng trên là khá cao, do đó đề nghị cân nhắc về tính hợp lý giữa các mức tăng và bảo đảm trong khả năng đáp ứng của nguồn lực NSNN, đồng thời cần chú trọng đáp ứng yêu cầu giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN. Trường hợp dự báo nguồn thu NSNN không đảm bảo chắc chắn thì cần có các phương án xây dựng định mức theo nguyên tắc tiết giảm mức chi, có thể thấp hơn so với mức chi hiện nay đối với các khoản chi hoạt động (trừ chi chính sách cho con người phải bảo đảm theo quy định của pháp luật) để chủ động trong xây dựng dự toán hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm.

Về hệ số bổ sung cho địa phương có điều tiết: một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc áp dụng hệ số điều chỉnh khá cao so với mức quy định hiện hành đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về NSTW, do đó đề nghị xem xét để thay bằng cơ chế phân chia nguồn thu giữa NSTW và ngân sách địa phương hoặc hỗ trợ có mục tiêu. Như vậy, sẽ hợp lý hơn vì hệ số điều chỉnh hiện hành không sát với tình hình và nhu cầu thực tế.

Về tính thống nhất giữa các tiêu chí: có ý kiến cho rằng, trong triển khai thực hiện, có tình tạng Trung ương quy định tiêu chí dân số là tiêu chí chính, địa phương lại quy định tính theo số học sinh trong lĩnh vực giáo dục, theo số giường bệnh, số bệnh nhân trong lĩnh vực y tế…dẫn đến chưa thống nhất. Do đó đề nghị Chính phủ lưu ý vấn đề này,cân nhắc để lựa chọn tiêu chí phù hợp và thống nhất giữa trung ương, địa phương.

ubtvqh thong qua du thao nq ve nguyen tac tieu chi dinh muc phan bo chi thuong xuyen

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp

Tại phiên họp, cơ bản nhất trí với nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính- Ngân sách, tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cũng đề nghị làm rõ về tiêu chí định mức phân bổ theo 4 vùng gồm: đô thị; đồng bằng; vùng miền núi, đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng cao - hải đảo. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị xem xét lại tiêu chí về dân số; nguyên tắc chi cho các đơn vị sự nghiệp công; phương án hỗ trợ cho 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng trong vụ Formosa vừa qua; tiêu chí hoặc tỷ trọng trong định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở biên chế, tránh việc “xin được nhiều biên chế, không giảm biên chế để xin được nhiều kinh phí”. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị rà soát tiêu chí phân bổ đối với các chính sách cho đối tượng nghèo.

Giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, về cơ cấu ngân sách, theo dự toán năm 2016 sẽ chi cho đầu tư phát triển là 20%, chi thường xuyên là 64,7%. Năm 2017, chi đầu tư phát triển tăng khoảng 24,7% và chi thường xuyên xuống 63,9 (chưa bao gồm chi cải cách tiền lương). Theo tính toán năm 2017 và 5 năm tới, cơ bản sẽ đáp ứng yêu cầu chung là giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư và tăng chi cho trả nợ.

Về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo tiêu chí dân số, tiêu chí này được tính toán và lấy theo thông báo dân số dự kiến năm 2017 của Tổng cục Thống kê dưới sự nhất trí của 63 địa phương trên cả nước. Về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở biên chế, Bộ Tài chính thấy cần thiết bổ sung một nguyên tắc khoán cho các cơ quan hành chính, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc tự ban hành một quy chế nội bộ. Điều này tránh việc chạy theo biên chế để tăng ngân sách và thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Về định mức phân bổ chi các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính dự kiến cắt bỏ việc cấp ngân sách trực tiếp cho các đơn vị sự nghiệp công lập, có thể theo 100%, có thể theo lộ trình phần trăm sau đó chuyển phần ngân sách đó sang cho các đối tượng thụ hưởng. Vì vậy, dự thảo Nghị quyết có thể giao cho Chính phủ quy định triển khai vấn đề này. Về định mức phân bổ chi đối với 4 tỉnh miền Trung, Bộ Tài chính đã có phương án tính toán vấn đề này. Về tiêu chí phân bổ theo 4 vùng, các tỉnh vùng sâu, vùng xa…sẽ có các tiêu chí bổ sung.

Sau khi nghe ý kiến giải trình bổ sung của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, với 100% thành viên tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhất trí thông qua về mặt chủ trương đối với dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Ủy ban Tài chính- Ngân sách chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Pháp luật, Tổng thư ký Quốc hội hoàn thiện cả nội dung và kỹ thuật của dự thảo Nghị quyết; trình xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Hôm nay (14/9), buổi sáng, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật quản lý ngoại thương; buổi chiều, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đấu giá tài sản.

Theo quochoi.vn

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.