Ukraine là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba toàn cầu

Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết viện trợ quân sự rộng rãi của Mỹ và châu Âu dành cho Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra với Nga đã khiến nước này trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba trong năm 2022, sau Qatar và Ấn Độ.

Ukraine là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba toàn cầu

Một lô vũ khí được quân đội Mỹ chuyển đến sân bay Borispol của Kiev (Ukraine). Ảnh: Getty

Ukraine cũng được xếp hạng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 14 trên thế giới trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022, chiếm khoảng 2% lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, SIPRI cho biết.

Trong khi lượng vũ khí được chuyển giao trên toàn cầu giảm 5,1% trong 5 năm qua, thì nhập khẩu vũ khí của các quốc gia châu Âu đã tăng mạnh 47%, còn các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu tăng nhập khẩu vũ khí lên 65%.

Pieter D. Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, lưu ý: “Ngay cả khi lượng vũ khí chuyển giao trên toàn cầu giảm, thì lượng vũ khí đến châu Âu vẫn tăng mạnh. Châu Âu hiện muốn nhập khẩu vũ khí nhanh và nhiều hơn.”

Ông cũng nhận xét rằng trong khi Mỹ và các quốc gia NATO khác từ chối yêu cầu của Kiev về máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa do lo ngại xung đột Nga - Ukraine leo thang, thì họ vẫn cung cấp những vũ khí này cho các quốc gia khác không liên quan đến cuộc xung đột.

Nga và Mỹ là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, mặc dù thị phần bán vũ khí của Mátxcơva được cho là đã giảm từ 22% xuống 16%, trong khi thị phần của Washington tăng từ 33% lên 40%. Ngoài ra, từ năm 2018 đến năm 2022, doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng 14%, trong khi doanh số của Nga giảm 31%.

Châu Á và châu Đại Dương chiếm 41% lượng vũ khí được giao trong năm 2018-2022, với các quốc gia như Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan và Nhật Bản nằm trong top 10 nhà nhập khẩu vũ khí toàn cầu.

Ở Trung Đông, Ả Rập Saudi, Qatar và Ai Cập nằm trong top 10 quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất trong 5 năm qua, với phần lớn vũ khí được cung cấp bởi Mỹ (54%), tiếp theo là Pháp, Nga và Ý. Số vũ khí này gồm hơn 260 máy bay chiến đấu tiên tiến, hơn 500 xe tăng mới và 13 tàu khu trục nhỏ.

Theo Tiền phong

Đọc thêm

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.