“Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/ Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông”. Đấy là tuyên ngôn, là triết lý sống dấn thân của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ...
“Chí nam nhi” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ. Sự tài tình và biến hóa trong sử dụng ngôn ngữ góp phần tô đậm tính uyên bác, đài các nhưng bình dị, khiêm nhường của nghệ thuật ca trù cũng như khắc họa rất rõ tính cách tài hoa, phóng khoáng của ông.
72 tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc được tổ chức tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có 3 chương, nhằm tưởng nhớ những công lao, di sản quý giá của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ - nhà chính trị giỏi, nhà quân sự thao lược, nhà kinh tế tài năng và nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Lãnh đạo huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nguyện hứa tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động tốt mọi nguồn lực, góp sức xây dựng quê nhà ngày càng phát triển.
Hôm nay, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức lễ kỷ niệm 245 năm sinh (1778 - 2023), tưởng niệm 165 năm mất (1858 - 2023) của Nguyễn Công Trứ. Ông là danh thần, nhà chính trị, nhà khẩn hoang, nhà quân sự tài năng, nhà thơ lớn tài hoa của dân tộc.
Chiều 28/8, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sáng tác thơ chủ đề "Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người Nghi Xuân và bản sắc văn hóa truyền thống".
UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 27/6/2019 đã có văn bản đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét trình Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia cho bia Sùng Chỉ - thuộc quyền quản lý, sở hữu của dòng họ Hà, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc. Vậy dựa trên lý do nào mà hiện vật này lại có vinh dự lớn như vậy?
Chiều 15/12, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao bằng công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) năm 2018 cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
Sáng 15/12, đoàn cán bộ Trung ương do Chánh văn phòng Nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến dẫn đầu đã đến tham quan một số địa phương trên địa bàn huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Cùng đi có lãnh đạo các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Quảng Ninh…
Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là vị tướng tài ba, một đời vì xã tắc, được dân chúng tôn kính, thờ phụng. Đặc biệt, đối với người dân Nghi Xuân, Hà Tĩnh - quê hương ông và vùng đất Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình), dấu ấn về danh nhân Nguyễn Công Trứ sâu đậm hơn cả.
Sáng 15/12, nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cùng doàn công tác đã đến dâng hoa, hương tại đền thờ và khu mộ Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Sáng 14/12, nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh, tưởng niệm 160 năm ngày mất Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành, huyện Nghi Xuân đã đến dâng hoa, hương tại Đền thờ Nguyễn Công Trứ (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Nguyễn Công Trứ quê ở làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang) huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học và là một vị quan đa tài dưới triều Nguyễn. Nền nếp gia phong của gia đình và tác động của xã hội đầy biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách của ông.
Đã, đang và sẽ còn có thật nhiều điều nói về Nguyễn Công Trứ: Một nhà nho đầy mộng công danh, một anh hùng thời loạn bất chấp chìm nổi phong trần, một doanh điền lỗi lạc toàn tâm, toàn chí vì dân, một tài tử ngang tàng khinh thị, một tiên phong của thơ ca quốc âm hiện đại... đâu cũng hiển hiện cái bản sắc văn hóa Nguyễn Công Trứ của một thời và mọi thời. Một trong những đặc trưng bản sắc văn hóa ấy là triết lý dấn thân.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, hiện diện một nhân vật lịch sử độc đáo, kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực góp phần làm rạng danh vùng đất Hồng Lam, đó chính là Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ.
Đó là tài và tình - hai phẩm chất, hai phương diện làm nên đặc trưng của nhà nho Uy Viễn; và xét rộng ra thì dường như cũng là đặc trưng của người Xứ Nghệ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
Đại Nài - tên gọi tự ngàn xưa đã gắn bó với bao nhiêu thăng trầm với đất và người nơi ấy. Cái tên gọi cứ gợi lên một cảm xúc vừa xa cách, vừa gần gũi, vừa kiên cường, vừa thơ mộng. Là phố thị mà sơn thủy hữu tình với sông, núi, chùa chiền... Có lẽ, cũng chính vì vậy mà năm xưa, Tướng công Nguyễn Công Trứ đã lựa chọn dừng chân trong những ngày trí sĩ ở quê nhà Hà Tĩnh…
Hướng tới kỷ niệm 240 năm ngày sinh, 160 năm ngày mất của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Danh nhân Nguyễn Công Trứ bằng hình thức sân khấu hóa.
Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Tuy sinh ra tại Thái Bình nhưng năm 10 tuổi, Nguyễn Công Trứ theo gia đình về sống tại quê cha - Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Nguyễn Công Trứ đã bẩm thụ linh khí của vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sớm tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ.
Sau 2 tháng phát động, Ban tổ chức Cuộc thi Báo tường viết về “Thân thế và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ” do Huyện đoàn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phối hợp cùng Phòng GD&ĐT huyện tổ chức đã nhận được 34 tác phẩm dự thi đến từ các tác giả, trường học trên địa bàn.
Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 sẽ được tổ chức tại TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong 5 ngày (từ 1 - 5/11) với sự tham gia của các đơn vị thuộc 13 tỉnh, thành có di sản ca trù.
Nhiều người biết về một Nguyễn Công Trứ (quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có tài kinh bang tế thế nhưng ngạo đời, ngất ngưởng" - làm cây thông đứng giữa trời mà reo”, nhưng có lẽ ít ai biết đến một gia đình có những người phụ nữ trinh liệt, tài thơ, hiền thục..., được dân gian ngưỡng vọng, lưu truyền.
Theo sử chép lại thì năm 1828, quan Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) khai hoang ở Tiền Hải (Thái Bình) và năm 1829 thì ông tiến hành khai hoang ở Kim Sơn (Ninh Bình).
Độc giả, khán thính giả chính là “khách hàng” của các sản phẩm báo chí. Vì vậy, lắng nghe ý kiến của người đọc, người xem, các cơ quan báo chí sẽ có cơ sở để hoàn thiện hơn các ấn phẩm, chương trình, đồng thời, xây dựng chiến lược phát triển một cách hiệu quả.