Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Liên hoan Ca trù toàn quốc vào đầu tháng 11

(Baohatinh.vn) - Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 sẽ được tổ chức tại TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong 5 ngày (từ 1 - 5/11) với sự tham gia của các đơn vị thuộc 13 tỉnh, thành có di sản ca trù.

Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Liên hoan Ca trù toàn quốc vào đầu tháng 11

Hà Tĩnh - 1 trong 13 tỉnh, thành có di sản ca trù và là địa phương đăng cai Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018

Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 do Viện Âm nhạc, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa, Sở VHTTDL tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ VN cam kết thực hiện trong Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO.

Ông Nguyễn Cảnh Thụy – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh, thành viên Ban Tổ chức Liên hoan Ca trù 2018, cho biết: Liên hoan Ca trù toàn quốc là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 240 năm ngày sinh (1778 - 2018) và 160 năm ngày mất (1858 - 2018) của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ - người đã có công đóng góp lớn trong quá trình phát triển nghệ thuật hát Ca trù.

Liên hoan lần này có sự tham gia của các đơn vị thuộc 13 tỉnh, thành có di sản Ca trù: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và TP. HCM. Mỗi đơn vị tham gia phải dự thi phần nội dung bắt buộc và phần nội dung không bắt buộc.

Nội dung chương trình bắt buộc là mỗi đoàn xây dựng một chương trình tham gia Liên hoan với tổng thời lượng quy định trong đó phải trình bày tối thiểu 3/15 thể cách quy định bắt buộc, 1 tác phẩm của Nguyễn Công Trứ.

Phần còn lại của chương trình bắt buộc, các đơn vị dự thi có thể tự chọn những tiết mục, thể cách, bài bản mang phong cách vùng miền thể hiện nét đặc trưng độc đáo của địa phương.

Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Liên hoan Ca trù toàn quốc vào đầu tháng 11

Liên hoan là cơ hội tổng kết và đánh giá lại toàn bộ thành quả phục hưng Ca trù và báo cáo thực trạng sức sống của Ca trù hiện nay trong đời sống xã hội đương đại.

Ngoài ra, Liên hoan lần này khuyến cáo các đơn vị tham gia dự thi phần nội dung chương trình không bắt buộc. Đây là phần thi mang tên "Tài năng Ca trù 2018" dành cho các đối tượng là quan viên, đào nương và kép đàn.

Với các đào nương sẽ có phần bốc thăm và trình bày 2/8 thể cách/bài do Ban tổ chức quy định. Mỗi đào nương được bốc thăm 3 lần và được quyền lựa chọn 2/3 thể cách đã bốc thăm để trình diễn.

Các kép đàn phải trình diễn liên hoàn 3 khổ đàn, đệm cho một bài Hát nói và đệm cho 1/3 điệu ngâm xướng tự do; trong khi đó, với các quan viên dự thi phải trình diễn đủ 5 khổ trống: Chính diện, Xuyên tâm, Lạc nhạc, Quán châu, Thượng Mã kèm theo giới thiệu vị trí của các khổ trống trong bài hát, cách đánh các khổ trống đó trước khi trình diễn và sẽ cầm chầu cho 01 bài Hát nói của Nguyễn Công Trứ.

Cũng theo ông Nguyễn Cảnh Thụy, đến thời điểm này, Hà Tĩnh (đơn vị đăng cai tổ chức - PV) đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị sân khấu, tuyên truyền, đón tiếp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm và bố trí địa điểm ăn nghỉ cho các đoàn về dự liên hoan.

Liên hoan là dịp để tổng kết và đánh giá lại toàn bộ thành quả phục hưng ca trù và báo cáo thực trạng sức sống của ca trù hiện nay trong đời sống xã hội đương đại. Qua đó, Liên hoan nhằm khẳng định việc Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đạt những kết quả thiết thực trong chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ca trù.

Ca trù chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp từ tháng 10/2009.

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.