Lý do nào để Hà Tĩnh đề nghị công nhận bảo vật quốc gia với bia Sùng Chỉ?

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 27/6/2019 đã có văn bản đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét trình Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia cho bia Sùng Chỉ - thuộc quyền quản lý, sở hữu của dòng họ Hà, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc. Vậy dựa trên lý do nào mà hiện vật này lại có vinh dự lớn như vậy?

Lý do nào để Hà Tĩnh đề nghị công nhận bảo vật quốc gia với bia Sùng Chỉ?

Bia Sùng Chỉ được dựng vào năm 1696 là hiện vật cổ quý hiếm, độc bản gắn với danh nhân Hà Tông Mục. Hiện trạng bia còn tương đối nguyên vẹn, chỉ bị phong hóa một ít về phía Đông. (Trong ảnh: Từ trái sang là 4 mặt: Nam, Bắc, Đông, Tây của bia Sùng Chỉ hiện nay)

Theo ông Hà Văn Sỹ, người đại diện cho dòng họ Hà ở xã Tùng Lộc (Can Lộc), chủ sở hữu hợp pháp hiện vật bia Sùng Chỉ, căn cứ vào nội dung văn bia, gia phả họ Hà - Tùng Lộc và một số tài liệu lịch sử, bia được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

“Trong lịch sử ít có người được nhân dân tôn thờ khi còn sống như Tiến sĩ Hà Tông Mục. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn khi ông vừa tròn 43 tuổi”, ông Hà Văn Sỹ tự hào cho hay.

Theo Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, trước khi có văn bản tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét trình Thủ tướng công nhận, Hội đồng Thẩm định hiện vật bia Sùng Chỉ đã tổ chức họp thẩm định, đánh giá hiện vật và hồ sơ hiện vật để thống nhất đề nghị công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia dựa trên 4 lý do.

Hiện vật gốc độc bản

Bia Sùng Chỉ là hiện vật gốc, độc bản duy nhất gắn với danh nhân lịch sử Tiến sĩ Hà Tông Mục.

Hình thức độc đáo

So với các bia đá còn được lưu giữ hàng trăm năm ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung, bia Sùng Chỉ có hình thức độc đáo, được khắc 4 mặt với các hoa văn tinh tế, các chữ Hán được khắc ca ngợi công đức danh nhân lịch sử Tiến sĩ Hà Tông Mục.

Lý do nào để Hà Tĩnh đề nghị công nhận bảo vật quốc gia với bia Sùng Chỉ?

Bia được làm bằng chất liệu đá, 4 mặt có hình thức giống nhau, khắc chữ Hán có nội dung khác nhau

Có giá trị lịch sử văn hóa

Bia Sùng Chỉ là hiện vật có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử văn hóa, thể hiện được tình cảm, ước nguyện của nhân dân cách đây trên 300 năm đối với một nhân vật lịch sử, mà những công lao đóng góp của ông đối với đất nước và quê hương là rất lớn và đã được văn bia ghi chép rất rõ ràng.

Người được lập bia dựng đền thờ khi còn sống để ghi nhận công lao sự nghiệp là một biệt lệ có một không hai… Trong lịch sử ở tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 2 người, đó là Tiến sĩ Hà Tông Mục (thời Hậu Lê) và Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (thời nhà Nguyễn).

Liên quan đến danh nhân lịch sử tiêu biểu thời Hậu Lê

Tiến sĩ Hà Tông Mục sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Thuở nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, tính tình khảng khái, 36 tuổi đậu Tiến sĩ, được bổ chức quan Đốc đồng 2 xứ Tuyên - Hưng. Trong thời gian này, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kéo dài; nhà Lê suy sụp, các phe phái phong kiến xung đột tranh giành quyền lực đã dẫn đất nước vào thảm hoạ phân tranh và nội chiến kéo dài hàng mấy thế kỷ; nhà Thanh (Trung Quốc) đã thay thế nhà Minh đang lớn mạnh chờ cơ hội lấn chiếm xâm lược nước ta.

Trong bối cảnh lịch sử đó, Chúa Trịnh - người nắm quyền điều hành đất nước lúc bấy giờ, một mặt đưa ra chính sách ngoại giao hoà hiếu với nhà Thanh, mặt khác ra sức chống lại các đợt tấn công quấy phá xâm lấn vùng biên giới phía Bắc nước ta, giữ vững chủ quyền biên giới. Người thực hiện được chính sách đó không ai khác là Tiến sĩ Hà Tông Mục, một danh tướng tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc.

Chúa Trịnh đã cân nhắc ông lên làm Tự Khanh (1699) và Tả Thị Lang bộ Hình, Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Năm 1703, Hà Tông Mục nhận lệnh làm Chánh sứ đi Trung Hoa. Do đối đáp thông minh, ứng xử giỏi giang nên ông được vua nhà Thanh là Khang Hy rất trọng nể và tặng 3 chữ “Nhược - Xung - Hiên” (Theo PGS.TS Đinh Khắc Thuân, 3 chữ đó có nghĩa là khen Hà Tông Mục tuổi trẻ mà tài cao).

Sau đó, ông được phong giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam (bao gồm 4 tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình ngày nay). Ông mất vào năm 1707, hưởng thọ 55 tuổi.

Hà Tông Mục không chỉ là một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc mà còn là một nhà sử học uyên thâm. Bộ Đại Việt sử ký tục biên là một bộ sách quý do ông tham gia biên soạn còn được lưu truyền.

Danh nhân Hà Tông Mục không chỉ được triều đình trọng dụng mà còn được nhân dân kính trọng và ghi công ơn, lập đền thờ. Đền thờ Hà Tông Mục tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 95/1998/QĐ-BVHTT ngày 24/1/1998 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.